Làm sao để tạo ảnh hưởng tích cực lên học sinh.

Học sinh được xem là những mầm non của xã hội; trong số đó có rất nhiều bạn vẫn còn đang chật vật trên hành trình tìm kiếm bản thân để có thể khám phá ra các em thật sự muốn gì; và cần phải đạt được điều gì trong cuộc sống. Nhiều em vẫn đang loay hoay tìm cách để hòa nhập; và vượt qua áp lực từ bạn bè trang lứa. Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn; cần những hình mẫu tích cực để noi theo; để giúp các em có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường mới trở thành những người công dân có trách nhiệm trong tương lai.

Là một giáo viên, bạn phải dành nhiều thời gian hơn với từng học sinh của mình. Mặc dù có thể bạn không phải là người mang lại tầm ảnh hưởng lớn nhất đến với học sinh, chắc chắn bạn sẽ là người mang lại tầm ảnh lớn thứ hai! Đừng xem nhẹ nhiệm vụ lớn lao này – Hãy nhớ rằng có thể nhiều học sinh của bạn đang gặp phải những vấn đề khó khăn ở nhà; và trường học có lẽ là nơi duy nhất mà các em cảm thấy được yêu thương; quan tâm, chào đón và dạy dỗ.

Ngoài trách nhiệm mang lại kiến thức từ sách vở đến cho học sinh, bạn cũng có thể trở thành một người bạn, một người để tin cậy và một người mang lại những ảnh hưởng trọn đời đối với học sinh. Sau đây là một trong những cách tốt nhất để bạn có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với học sinh của mình.

Đặt ra những quy định lớp học và bám sát theo những quy định đó.

Học sinh của bạn rất cần sự nhất quán. Khi những quy định của bạn được đặt ra một cách rõ ràng; học sinh sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để thực hiện theo những quy định đó. Những chuẩn mực trong lớp học nên bao hàm cả những hành vi ứng xử cũng như thành tích học tập của học sinh. Khi bạn nói rằng nếu học sinh nào nộp bài tập về nhà muộn; học sinh đó sẽ bị 0 điểm; tuy nhiên, khi một em vi phạm, bạn lại nhượng bộ cho hành vi đó.

Cả lớp sẽ nhận thấy điều này; các em sẽ tái phạm về sau chỉ vì lần ngoại lệ đó. Đây là một vấn đề lớn trong xã hội ngày nay, mọi người luôn nói những điều mà họ không có ý định thực hiện. Điều này sẽ khiến người khác nghĩ rằng bạn không nghiêm túc và không đáng tin cậy. Hãy tin tưởng hết mình ở học sinh khi đặt ra những quy định lớp học vào đầu mỗi học kỳ; và sau đó hãy bám sát vào những quy định đó suốt năm học. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với học sinh bằng nhiều cách. Học sinh sẽ học tập thật tốt nếu họ biết chính xác những yêu cầu của bạn; và biết rằng bạn là một người nghiêm túc.

Nói phải đi đôi với làm

Nếu bạn dạy học sinh điều gì, hãy đảm bảo rằng chính bạn cũng thực hiện điều đó. Ý tưởng “Hãy làm như tôi nói, đừng làm như cách tôi làm” chắc chắn không phải là một phương pháp giảng dạy hiệu quả. Phương pháp này sẽ không giúp học sinh học tốt hoặc trở nên trưởng thành hơn. Nói phải đi đôi với làm – Đây là câu nói mà chúng ta phải luôn ghi nhớ. Câu nói này có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực, từ những việc nhỏ, đơn giản đến những việc lớn và quan trọng hơn.

Nếu bạn luôn nói rằng uống nước quan trọng như thế nào trong khi bạn lại suốt ngày uống soda; học sinh của bạn sẽ để ý thấy điều đó. Nếu bạn luôn nói rằng phải đặt việc học lên hàng đầu và không được trì hoãn trong mọi việc; tuy nhiên, phải mất đến tận hai tháng bạn mới có thể trả lại bài kiểm tra cho học sinh.

Bạn sẽ không nhận được sự tin tưởng từ học sinh nếu làm như vậy; hơn nữa học sinh của bạn cũng không thể học cách để trở thành một thành viên có trách nhiệm của xã hội. Điều này không có nghĩa là bạn không được bày tỏ chân thành với học sinh về những khó khăn mà bản thân gặp phải; nhưng hãy cẩn trọng khi kể về cuộc sống đời tư bên ngoài trường học của bạn; đặc biệt là khi những điều bạn dạy với những điều bạn làm hoàn toàn khác nhau.

Gần gũi nhưng chuyên nghiệp

Ngày xưa, giáo viên luôn giữ một khoảng cách nhất định với học sinh. Thậm chí là chỉ nói chuyện về thời tiết hoặc thể thao thôi cũng bị cho là không thể chấp nhận được. Giáo viên thời đó giảng bài, còn học sinh thì thụ động lắng nghe, và đó là tất cả.

Hiện nay; giáo viên đã gần gũi hơn với học sinh; và nếu mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò này được điều chỉnh một cách phù hợp thì sẽ mang lại những lợi ích to lớn. Bạn phải có chừng mực và thận trọng khi chia sẻ với học sinh. Tuy nhiên; hãy trò chuyện với các em chân thành nhất có thể, điều này có thể giúp các em trưởng thành; trở thành những cá nhân biết đồng cảm, cũng như những học sinh ham học hỏi; ham khám phá thế giới.

Nếu bạn có một cuối tuần tồi tệ; bạn chưa thể hoàn tất việc chấm bài, bạn có thể thành thật với học sinh về điều này. Bạn không cần phải giải thích chi tiết tại sao bạn lại cảm thấy tồi tệ; nhưng sẽ rất quan trọng nếu học sinh của bạn hiểu được rằng giáo viên cũng là con người và bạn cũng có cuộc sống riêng ngoài trường học. Các em cũng cần biết là giáo viên không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Thật dễ để các em thần tượng hóa giáo viên; đặc biệt là khi giáo viên luôn biết hết mọi thứ khi đứng lớp. Tuy nhiên, luôn là chính bạn; luôn chân thành trên lớp sẽ giúp học sinh của bạn nhận ra rằng mỗi người đều có những khó khăn và thử thách riêng; và điều đó là bình thường.

Luôn nói chuyện một cách tích cực.

Sự tích cực là vô cùng cần thiết trong lớp học. Dù bạn có đang học một điều gì mới; tham gia vào một dự án nào đó; hay chỉ đơn giản là nói chuyện xã giao; hãy sử dụng những từ ngữ tích cực; khuyến khích các em suy nghĩ tích cực hơn về mọi chuyện, nếu làm như vậy bạn sẽ giúp đỡ được rất nhiều cho học sinh.

Thế giới là một nơi chứa vô vàn những điều tiêu cực; với tất cả những áp lực cuộc sống và các vấn đề gia đình; các em sẽ không có nhiều trải nghiệm tích cực trong cuộc sống. Sử dụng từ ngữ mang tính khích lệ sẽ giúp mang lại những biến đổi lớn lao đối với cuộc sống của học sinh. Không được cho phép bản thân nói chuyện tiêu cực trong lớp học; cố gắng chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực để học sinh có thể nâng cao lòng tự trọng; niềm tin vào bản thân.

Dạy học với một tư duy phát triển

Để thể hiện một tư duy trưởng thành; hãy dạy học sinh cách để vượt qua những thử thách cam go và giúp các em phát triển theo hướng tích cực để trưởng thành hơn. Giúp học sinh chuyển hướng suy nghĩ khi các em đang lạc lõng giữa một mớ hỗn độn. Phương pháp này đi song hành với phương pháp nói chuyện tích cực; nhưng nó tập trung hơn nhiều hơn vào những vấn đề cụ thể mà từng cá nhân đang gặp phải và giúp các em vượt qua chúng; và đồng thời nhận được những bài học bổ ích.

 

teach children with story

 

Đầu tiên, bạn phải đảm bảo rằng bạn luôn đề cao tư duy phát triển trong lớp. Phải làm quen với một công nghệ mới, hay phải đối phó với một học sinh cứng đầu; cũng như ngập đầu trong đống sổ sách có thể làm nản lòng bất cứ ai. Tuy nhiên; nếu bạn luôn tự khích lệ bản thân bằng những câu nói tích cực và tập trung vào tư duy phát triển; chính bạn cũng đang giúp lan tỏa cách sống này đến với học sinh của bạn.

Bạn hãy nói về mục tiêu của việc học – không phải như là một nhiệm vụ hay một khái niệm. Bạn chấp nhận thực tế rằng quá trình học hỏi; và nỗ lực bạn bỏ ra giúp bạn thông minh và mạnh mẽ hơn. Giúp học sinh thấy được giá trị trong quá trình và việc học; đồng thời các em sẽ học cách áp dụng tư duy phát triển vào một số lĩnh vực khác trong cuộc sống của mình; chẳng hạn như các mối quan hệ; thể thao, các lớp học khác, công việc, v.v.

Tôn trọng ý kiến ​​của học sinh

Mọi người đều có quyền nói lên ý kiến cá nhân; ​​và miễn là học sinh tôn trọng người khác thì các em nên được quyền bày tỏ những ý kiến ​​đó. Bằng cách thể hiện sự tôn trọng với học sinh của bạn; họ sẽ tin tưởng bạn hơn và sẽ cởi mở hơn để học hỏi từ bạn; cả về kiến thức sách vở cũng như kiến thức về cuộc sống. Lòng tôn trọng nên đến từ hai phía và học sinh nên học được điều đó, nhưng hãy dẫn đường bằng cách cho họ thấy rằng bạn tôn trọng họ với tư cách cá nhân và bạn quan tâm đến họ.

Lớp học của bạn phải là nơi mọi người tôn trọng lẫn nhau, là môi trường tích cực; phát triển và học tập, và tất cả những điều đó đều bắt đầu từ bạn. Là một giáo viên; nhiệm vụ của bạn không chỉ là giáo dục học sinh của mình mà còn mang lại ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của học sinh; và giúp các em học cách trở thành những người có trách nhiệm; và tốt bụng, những người đóng góp cho xã hội một cách tích cực và hữu ích.

Facebook : Horizon Tesol – Teacher training and Solutions

DMCA.com Protection Status