Lấy người học làm gốc chính là một tiêu chuẩn vàng trong việc dạy học ngôn ngữ và điều này đã tồn tại hàng thập kỉ qua. Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi khi lớp học chuyển sang hình thức dạy online vào đầu năm 2020. Giáo viên và những người hướng dẫn nhanh chóng nhận ra rằng nền tảng như Zoom và Google Hangouts không được thiết kế nhằm mục đích dạy học như mọi người nghĩ.
Chính vì vậy mà giáo viên đã rất nỗ lực để điều chỉnh những khoá học có sẵn theo tiêu chuẩn giảng dạy online. Nhưng họ phát hiện ra những hoạt động thông thường trong lớp học như đóng vai hay làm bài nhóm hoàn toàn khác xa với lớp học truyền thống.
Vậy thì giảng dạy trong lớp thực tế ảo (VR) so với giảng dạy online trên các nền tảng kia khác nhau ra sao?
Hãy xem một số hoạt động thực tiễn trong lớp học ở cả thực tế ảo và Zoom nhé.
1. Thời gian giáo viên nói ngắn hơn
Yếu tố chính của phương pháp lấy người học làm gốc chính là thời gian giáo viên nói ngắn hơn. Khi giáo viên nói ít đi, người học có cơ hội nói nhiều hơn và nhận ra mình cần cải thiện chỗ nào.
Lớp Zoom:
Zoom vốn không được thiết kế cho môi trường giáo dục mà nhắm vào việc tiêu điểm một người nói. Điều này thường xuyên thấy ở các lớp học thông thường, giáo viên thoả sức nói, còn học sinh lại chỉ ngồi thụ động và không tương tác với ai.
Khi chia nhóm, giáo viên thường thấy bản thân “thao thao bất tuyệt” cho những học sinh tắt micrô nghe. Hành động bật micrô có thể khiến học sinh không thể trả lời một cách tự nhiên. Ngoài ra, một số người học mắc chứng ngại giao tiếp khi phải học trực tuyến. Do không gian học tập của học sinh không mấy phù hợp như khi các em phải ngồi ở một không gian quá yên tĩnh sẽ khiến học sinh ngại phát biểu.
Lớp thực tế ảo:
Trong lớp học thực tế ảo, giáo viên và học sinh đều ở trong môi trường học tập dễ tương tác với nhau. Những ai có trong lớp đều đắm chìm vào một không gian mô phỏng thực tế hoàn toàn mới mẻ này. Điều này sẽ bù đắp cho những thiếu sót của môi trường học tập xung quanh.
Hơn nữa, khi giáo viên hiện diện với học sinh, nhiều phương pháp giảng dạy giống nhau giúp giáo viên nói ít lại để nhường chỗ cho các hoạt động tương tác theo cặp và theo nhóm (ví dụ như việc sử dụng mô hình, phương pháp phản xạ toàn thân – TPR và thẻ hướng dẫn).
Một số tình huống học tập thực tế ảo yêu cầu giáo viên nói ít hơn so với lớp học truyền thống. Ví dụ: nếu phải đóng vai trong bối cảnh là một nhà hàng thức ăn nhanh, học sinh của bạn đã “đứng” sẵn trong không gian ảo đó. Và thay vì phát thẻ cho học sinh, bạn có thể phân vai và kịch bản cho các em bằng đồng hồ ảo chỉ bằng một nút nhấn.
Các hoạt động cũng trực quan hơn nhiều. Điều này có nghĩa là giáo viên không cần hướng dẫn về bối cảnh đóng vai cho học sinh quá nhiều. Và, khi cần thiết, trong ứng dụng Immerse VR có một tùy chọn để tắt tiếng học sinh khi giảng dạy, vì vậy bạn không cần phải nhắc học sinh tắt micrô.
2. Tiếp thu kiến thức, luyện tập và thực hành
Phương pháp PPP (Presentation – Practice – Production) là nền tảng chính của việc giảng dạy ngôn ngữ và là một trong những cách dễ tiếp cận nhất để thiết kế một giáo án chú trọng hoạt động giao tiếp. Giáo viên trình bày điểm ngôn ngữ mới và học sinh thực hành ngôn ngữ mới này với sự trợ giúp từ giáo viên và bạn bè.
Thực hành là giai đoạn học sinh sau đó sử dụng ngôn ngữ mới với một chút hỗ trợ từ giáo viên. Điều này cho phép giáo viên lùi lại và quan sát bằng chứng trực quan về sự tiến bộ và lưu loát của người học.
Lớp Zoom:
Việc giáo viên giảng bài không phải là vấn đề trên Zoom. Trên thực tế, Zoom sinh ra là dành cho những việc thuyết trình này. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn luyện tập và thực hành, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Thật khó để cho học sinh có cơ hội thực hành cùng một lúc trên Zoom mà vẫn đảm bảo không bị cháy giáo án.
Trên hết, khi các em được phân vào các phòng nhỏ hơn (breakout room), việc giám sát trở thành một vấn đề – ai biết được chuyện gì đang xảy ra trong đó ?!
Điều này đã tạo ra những thách thức thực sự vì không có cách nào để biết liệu những gì bạn quan sát được có đúng với thực tế hay không, hay chỉ chứng kiến một màn tương tác “giả trân”. Mặc dù cũng hữu ích, nhưng lại không giúp người học thấu hiểu được ngôn ngữ để mà sử dụng trong tương lai.
Lớp thực tế ảo:
Trong lớp thực tế ảo, luyện tập và thực hành lại diễn ra tự nhiên hơn nhiều. Tương tự như trải nghiệm trong lớp học truyền thống, học sinh của bạn có thể thực hành nói theo phản xạ và bạn có thể theo dõi dễ dàng hơn.
Hơn nữa, có một số tính năng được thiết kế đặc biệt giúp người học. Ví dụ: công cụ nhắc nhở cho phép bạn gửi một lời nhắc cho tất cả học sinh của bạn hoặc một cá nhân mà không làm gián đoạn lúc học sinh nói hoặc làm gián đoạn cuộc trò chuyện.
3. Quản lý hành vi
Quản lý lớp học có thể là một thách thức ngay cả đối với những giáo viên có kinh nghiệm, đặc biệt với những đối tượng là học sinh nhỏ tuổi. Thông thường, các vấn đề về hành vi đến từ những điều nhỏ nhặt như tranh giành chỗ ngồi, chọn bạn làm nhóm, cười khúc khích và ném đồ đạc, lớp ngày càng ồn hơn. Và tất nhiên điện thoại di động là một thứ gây mất tập trung thường xuyên.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi học online?
Lớp Zoom:
Các học sinh không ngồi gần nhau, vì vậy bạn không cảm thấy hình ảnh học sinh bồn chồn và tán gẫu thông thường. Nhưng học online lại khiến học sinh khó có thể tập trung. Các em có thể “chăm chăm” vào điện thoại của mình hoặc mở các trình duyệt khác, hoặc nhắn tin riêng cho nhau – hoặc tệ hơn là nhắn học trong cuộc trò chuyện công khai!
Và bạn không thể thấy học sinh của mình có nhìn màn hình không hay liệu học sinh có thực sự chú ý không.
Lớp thực tế ảo:
Ứng dụng Immerse đưa hầu như tất cả học sinh của bạn ở trong cùng một phòng, vì vậy đã đảm bảo được tiêu chí học sinh học cùng nhau. Đeo kính thực tế ảo đồng nghĩa với việc học sinh không thể làm việc riêng như nhìn vào điện thoại của mình. Môi trường thực tế ảo sẽ dễ dàng giúp học sinh tương tác với nhau và hoà mình vào tiết học.
Ngoài ra, với tư cách là Giáo viên lớp thực tế ảo, nhân vật ảo của bạn là một lời nhắc nhở trực quan cho học sinh rằng giáo viên luôn ở bên các em. Điều này cho phép bạn áp dụng một số kỹ thuật quản lý lớp học phổ biến khi làm việc nhóm.
Lắng nghe trong một nhóm và nhận thấy các em nói tiếng Việt quá nhiều? Di chuyển nhân vật đại diện của bạn đến gần nhóm đã đi chệch hướng và giống như trong lớp học, học sinh sẽ quay lại bài tập nhóm ban đầu. Điều này cực kỳ hữu ích, và thực sự lấy lại uy nghiêm của một giáo viên trước học sinh. Có thể áp dụng các kỹ thuật cơ bản trong lớp học truyền thống vào một môi trường ảo là một trong những phần tốt nhất của việc giảng dạy trong lớp học thực tế ảo.
Để khám phá nhiều hơn về các phương pháp giảng dạy trên lớp học thực tế ảo mới mẻ và khác lạ này, hãy liên hệ Horizon TESOL ngay để biết thêm chi tiết nhé ! (horizonedu.vn)
Lược dịch từ Immerse bởi Minh Thư