Cách giải mã 5 ngôn ngữ “xưa như Trái Đất”

Làm thế nào mà bạn có thể dịch một ngôn ngữ cố xưa, trong khi chẳng còn ai còn sống để nói thứ tiếng đó cả? Hầu hết những gì chúng ta biết về các nền văn hóa cổ xưa đều thông qua những tài liệu mà họ để lại. Nhưng còn việc dịch lại các ngôn ngữ đó thì thế nào nhỉ? Dưới đây là cách các nhà khảo cổ học và ngôn ngữ học đã giải mã 5 ngôn ngữ cổ đại.

1. Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại

Hơn nghìn năm qua, các nhà sử học vẫn khá bối rối với loại chữ tượng hình Ai Cập cổ đại này. Chúng mang ý nghĩ gì? Chẳng ai biết cả, nhưng nhiều người chúng ta vẫn mạnh dạng đoán. Và đương nhiên là hầu hết họ đều không đoán đúng. Lấy ví dụ như chữ tượng hình của Horapollo đã đưa ra những lời giải thích không chính xác cho 200 ký tự tượng hình. Nhưng 200 năm sau khi nó được xuất bản, các học giả lại xem nó như là sự thật. Họ cũng tin rằng tiền đề chính của nó, rằng các chữ tượng hình là một ngôn ngữ biểu tượng thuần túy. Bây giờ chúng ta biết rằng mỗi biểu tượng có thể đại diện cho một âm thanh, một khái niệm hoặc một ý tưởng, tùy thuộc vào ngữ cảnh.

Sau đó vào năm 1799, một trong những binh lính của Napoleon tìm thấy một phiến đá có khắc chữ trên đó khi đang sửa chữa Pháo đài Julien gần Rosetta ở Ai Cập. Và viên đá, được dùng để làm vật liệu lấp đầy pháo đài, cũng chứa đựng những ký tự tương đồng, với 3 ngôn ngữ khác nhau lần lượt là chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, tiếng Ai Cập cổ đại và tiếng Hy Lạp cổ đại.

Viên đá Rosetta đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới bởi chính chiếc chìa khóa đó đã mở ra những bí mật của Ai Cập cổ đại. Mặc dù đã được cung cấp những manh mối bởi những ký tự tạc khắc, nó tốn hơn 20 năm để các nhà khoa học có thể giải mã. Jean-François Champollion, một nhà Ai Cập học người Pháp, đã xây dựng dựa trên công trình trước đó của nhà khoa học người Anh Thomas Young để tập hợp từ điển và ngữ pháp Ai Cập Cổ đại đầu tiên.

Thật không may, chuyến thám hiểm cuối cùng của Champollion đến Ai Cập đã vắt kiệt sức ông ấy đến nỗi ông qua đời vì đột quỵ ngay sau khi ông vừa quay về Pháp. Tác phẩm “Ngữ pháp Ai Cập” hay “Grammaire égyptienne” được công bố sau sự ra đi của ông vào năm 1838.

2. Chữ hình nêm

Những mẫu chữ hình nêm đầu tiên bắt nguồn từ thiên niên kỷ thứ 4 trước công nguyên ở nên văn minh Sumer cổ đại. Ngày nay có từ nửa triệu đến hai triệu viên hình nêm. Hầu hết chúng nằm trong kho lưu trữ, chưa đọc. Đơn giản là không có đủ người có thể đọc chúng.

Chữ viết được sử dụng để viết một số ngôn ngữ cổ đại có liên quan khác nhau, cuối cùng đã không còn được ưa chuộng vào đầu thời đại thông thường. Loại chữ hình nêm đầu tiên được giải mã là chữ Ba Tư cổ. Một học giả người Pháp, Eugène Burnouf và bạn Christian Lassen, đều tuyên bố đã giải mã được các chữ cái Ba Tư Cổ, nhờ sự hỗ trợ của một danh sách các satatrapies (tỉnh) Ba Tư cổ đại trên một dòng chữ hình nêm từ Persopolis. Bất kể ai đến đó trước, cả hai đều có những đóng góp đáng kể trong việc hiểu được kịch bản.

Một nhân viên công ty Đông Ấn tên là Henry Rawlinson đã hoàn thành câu đố khi anh ta tìm thấy những dòng chữ khắc ở Behistun vào năm 1835. Những dòng chữ đó chỉ đơn giản là dạng chữ hình nôm của Rosetta Stone, được tạo ra bởi vị vua người Perisan, Darius Đại Đế, chúng bao gồm những chữ tương tự được viết trong ba ngôn ngữ: tiếng Persian cổ, tiếng Elamite và tiếng Babylon.

Vì vậy, một khi các mẫu chữ tượng hình Persian đã được giải mã, nó sẽ dễ hơn cho việc giải mã mẫu chữ Babylon. Đến năm 1857 thì các đoạn mã đó đã được bẻ khóa, và bốn người đàn ông, người mà có thể đọc được đoạn mã bao gồm Rawlinson, Edward Hincks, Julius Oppert và William Henry Fox gặp nhau ở Luân Đôn cho một cuộc so tài dịch thuật. Kết quả là? 4 bài dịch đều rất sát sao và một ngôn ngữ cổ lại được tái khai quật.

3. Chữ tượng hình của người Maya

Tiếp theo là đến Châu Mỹ, người Maya sử dụng mộ chuỗi các chữ tượng hình phức tạp, để ghi chú vương quốc, nghi thức và đời sống xã hội của họ. Tuy nhiên, chỉ trong một vài thập kỷ vừa qua, chúng ta mới có thể hiểu được họ viết gì. Trước những năm 1980, các nhà sử gia thường xem người Maya là những nhà thiên văn học hòa bình, đối lập với sự thô bạo, những cuộc chinh phạt thường thấy ở các nền văn minh vĩ đại của Meso và Nam Mỹ. Đó là vì tất cả những gì chúng ta có thể đọc về những ghi chép của họ đều là về lịch và thiên văn học. Các học giả ban đầu tưởng rằng hệ thống chữ tượng hình của người Maya tượng trưng cho một ý tưởng, và những bản thảo không liên quan gì đến ngữ âm cả. Thật ra, cũng giống như tiếng Nhật và tiếng Ai Cập cổ đại, những ký tự này có thể đại diện cho một từ hoặc một âm tiết, tùy thuộc vào ngữ cảnh. Quan điểm này ban đầu được nhà ngôn ngữ học Liên Xô Yuriy Valentinovich Knorozov thành thạo vào những năm 1950. Tuy nhiên, điều đó nghe có vẻ ngớ ngẩn đối với chúng ta ngày nay, Chiến tranh Lạnh đã khiến hầu hết các học giả phương Tây giảm giá trị phân tích của Knorozov, điều mà chính phủ của ông đang cố gắng tuyên bố là “chủ nghĩa Mác-Lê-nin”.

Học giả Maya lỗi lạc J. Eric. S. Thompson cũng kiên quyết với niềm tin rằng các ký hiệu trong chữ viết phải là chữ tượng hình. Vì vậy, công trình của Knorozov không có được sức hút nào với công chúng cho đến những năm 1960, khi các học giả bắt đầu chấp nhận rằng có một thành phần ngữ âm trong chữ viết. Từ những năm 1960 đến những năm 80, tập lệnh được giải mã khi tất cả mọi người từ tất cả các lĩnh vực khác nhau hợp tác để giải mã. Ngày nay, chúng ta có thể đọc khoảng 90% các văn bản Maya cổ đại.

4. Ngôn ngữ Ugarit

Giải mã các ngôn ngữ cổ từ lâu đã trở thành mục tiêu của các “thám tử ngôn ngữ” chuyên biệt. Giống như Sherlock Holmes, những người giải mã sẽ nghiên cứu một văn bản trong nhiều năm, thậm chí là cả cuộc đời để tìm kiếm những chi tiết nhỏ có thể khiến mọi thứ trở nên phù hợp và dễ hiểu.

Nhưng thời gian sẽ thay đổi mọi thứ. Vào năm 2010, ngôn ngữ Ugarit đã trở thành ngôn ngữ đầu tiên được giải mã hầu hết bằng phần mềm máy tính. Chỉ trong vài giờ ngắn ngủi, một chương trình viết bởi ba nhà khoa học máy tính đã giải mã ngôn ngữ cổ Ugarit từ bản nháp. Với công việc như trên thì sẽ tốn mất của con người rất nhiều năm, mặc dù vẫn còn phải xem liệu chương trình máy tính có hoạt động trong thế giới thực hay không.

5. Ngôn ngữ Proto-Elamite

Bạn muốn thử sức mình trong việc giải mã? Cảm ơn Giáo sư Jacob Dahl ở Oxford, bạn có thể giúp giải mã Proto-Elamite, hệ thống chữ viết sớm nhất được biết đến ở khu vực ngày nay là Iran. Giáo sư Dahl đang cung cấp miễn phí hình ảnh độ phân giải cao của những viên Elamite trong Louvre trực tuyến, với hy vọng có thể tìm được câu trả lời cho câu đố gây khó chịu này từ cộng đồng.


Ngôn ngữ được xem như chìa khóa để gắn kết các nền văn minh nhân loại lại gần với nhau hơn. Chính vì thế, vai trò của một nhà giải mã, một thông dịch viên chưa bao giờ phai mờ theo dòng lịch sử. Để tìm hiểu thêm về các khóa học biên phiên dịch tại JFL, hãy thử ghé thăm và tìm hiểu thêm về các khóa học với mức giá cực kì ưu đãi tại horizonedu.vn nhé.

Triển Lương lược dịch từ: https://www.k-international.com/blog/how-five-ancient-languages-were-translated/

DMCA.com Protection Status