Trong một lớp học, thông thường giảng viên sẽ để học viên tự chọn chỗ ngồi, hoặc ngồi theo sơ đồ lớp suốt cả năm học. Điều này đôi khi sẽ khiến học viên thấy nhàm chán và thiếu tính linh hoạt. Dưới đây là một số ý tưởng sắp xếp chỗ ngồi trong lớp học để lớp học luôn đổi mới, mang lại bầu không khí sinh động và hỗ trợ hoạt động dạy và học hiệu quả hơn!
1. Xếp theo nhóm
Xếp bàn theo nhóm chính là một lựa chọn phù hợp cho bạn và các học viên trong lớp học. Đây cũng được gọi là cách bố trí theo “tốp”.
Mô hình/Cách bố trí này thích hợp khi phải làm nhóm nhiều. Và nếu như điểm hoạt động nhóm là mục tiêu để các học viên tích cực tham gia vào bài học thì cách xếp theo nhóm này là số 1!
Tuy nhiên, một vài nhược điểm cần lưu ý:
• Bàn ghế dễ bị di dời
• Một vài học viên không thể tập trung
• Một vài học viên phải ngoái nhìn bảng
2. Dạng kết hợp
Trong một lớp tầm 30 học viên trở lên, bạn sẽ cần phải chú ý đến vô vàn phương pháp học cũng như tiêu chí cần đáp ứng trong lớp. Trong tình huống này, phương án kết hợp hai hay nhiều cách bố trí chỗ ngồi chính là thượng sách.
Một phương pháp quản lý lớp học khác cũng sử dụng dạng kết hợp này: phương pháp “không có chỗ ngồi cố định.”
Nó cũng khá giống dạng “tuỳ ý em” ở dưới, học viên có thể chọn ngồi vị trí mà họ cảm thấy phù hợp nhất. Nhưng học viên phải chọn trong phạm vi chỗ mà giáo viên đã sắp xếp trước. Nếu giáo viên cần đặc biệt hỗ trợ một nhóm học viên về một vấn đề nào đó, bạn có thể xếp họ ngồi theo dạng chữ U và bản thân bạn ngồi ở giữa chữ U đó.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách sắp xếp này là học viên có thể không thích ngồi xa bạn kết nhóm. Mà sau khi xếp dạng xong xuôi, bạn có chắc sẽ đáp ứng tất cả những gì học viên cần không?
3. Dạng “tuỳ ý em”
Dạng “tuỳ ý em” cho thấy thế giới chúng ta đang sống luôn thay đổi và kết nối chặt chẽ với nhau. Vì thế, đòi hỏi học viên phải thành thạo các kỹ năng như tính linh hoạt, tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và sự hợp tác.
Hình thức xếp chỗ này sẽ thay đổi hoàn toàn lớp học. Nếu bạn đang xem xét áp dụng dạng này, hãy thử trong một khoảng thời gian nhất định để xem lớp học của bạn có thích ứng với kiểu lớp như vậy không. Chuẩn bị thêm phương án B và xem thử phương án này có phù hợp với các học viên hay không cũng như có thể cải thiện được môi trường học tập trong tương lai hay không.
4. Dạng chữ U nhỏ
Cách bố trí này tạo điều kiện cho việc quản lý một nhóm nhỏ dễ dàng hơn và đảm bảo được học viên vẫn có không gian riêng tư.
Cách sắp xếp này cũng có lợi cho giáo viên. Bạn có thể di chuyển xung quanh các nhóm dễ dàng và đánh giá tiến độ cũng như xem xét tình hình học tập của từng học viên. Giáo viên cũng có thể ngồi giữa một trong những nhóm đó để thảo luận với các học viên khi cần.
Tuy nhiên, nhược điểm chính là sẽ có vài học viên sẽ phải ngoái nhìn bảng.
5. Dạng hàng ngang
Dạng xếp chỗ truyền thống này vẫn là một phương án tốt trong trường hợp bạn cần viết bảng nhiều.
Hiển nhiên là dạng này sẽ không thích hợp mỗi khi làm việc nhóm. Tuy nhiên, nếu lớp học đủ rộng, bạn có thể xếp thêm khu làm nhóm ở một góc khác.
Tất cả học viên sẽ ngồi hướng mặt lên bảng và bạn cũng dễ dàng xếp bàn mỗi khi cần kiểm tra.
Khi xếp bàn thành hàng ngang, giáo viên sẽ dễ theo dõi tiến độ học tập của các học viên trong lớp. Dạng này đảm bảo mọi học viên được hưởng quyền lợi nhìn bảng như nhau.
6. Dạng xem rạp
Dạng này hơi nghiêng một chút so với dạng hàng ngang. Dạng xem rạp là một lựa chọn phù hợp, đặc biệt là đối với các lớp lớn hơn.
Cách bố trí này một lần nữa giúp giáo viên dễ quan sát tiến độ học viên bởi vì các bàn được xếp chếch lên một chút. Dạng xem rạp không tốn nhiều diện tích và trên thực tế, có một số phòng học rất nhỏ. Mục tiêu của bạn là tận dụng càng nhiều diện tích càng tốt, đúng không nào?
Cách bố trí này sẽ không phù hợp với một lớp học cần làm việc nhóm nhiều.
7. Dạng U chồng U / Dạng chữ U lớn
Hình thức xếp chỗ này phù hợp mỗi khi lớp có các buổi thảo luận và cho phép học viên nhìn và tương tác với bạn bè của mình trong suốt quá trình ấy.
Cách bố trí này tương tự dạng chữ U nhỏ và giáo viên có thể dễ dàng đến từng bàn. Thế nhưng dạng này lại không thích hợp khi làm nhóm nhỏ (trừ nhóm đôi)
8. Dạng chữ E đối xứng
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi lớp học không đủ chỗ để xếp những dạng kia. Dạng E đối xứng này có thể là giải pháp cho bạn.
Dạng này tạo ra 4 khoảng trống phù hợp cho những lần làm nhóm nhỏ.
Một lần nữa, cách bố trí này giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận và giúp đỡ từng học viên.
Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!
Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.
Minh Thư lược dịch
Nguồn: https://www.teachstarter.com/au/blog/inspiration-for-classroom-seating-arrangements/