7 mẹo hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi trong lớp

Một trong những cách giúp học sinh của mình hiểu một khái niệm mới tốt nhất chính là dạy cho học sinh cách đặt câu hỏi lúc học. Điều này không chỉ tạo cho bạn cơ hội giải thích những điểm mà học sinh chưa hiểu rõ mà còn khuyến khích học sinh thảo luận nhiều hơn trong lớp học.

Hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để biết các câu hỏi sẽ giúp học sinh học hỏi nhiều hơn từ thầy cô và các bạn của mình như thế nào. Sau đó, hãy khám phá bảy mẹo nhanh giúp bạn khuyến khích và dạy học sinh cách đặt câu hỏi trong lớp.

1. Tầm quan trọng của việc đặt những câu hỏi

Các học trò sẽ giơ tay để tham gia vào các cuộc thảo luận trong lớp. Đầu tiên, việc đặt câu hỏi sẽ vừa giúp tạo động lực cho học sinh và khuyến khích các em tiếp cận những chủ đề mới với tâm thế tò mò và thích thú. Khi học sinh đã tò mò về một chủ đề, các em sẽ không học vì điểm số nữa, và bạn là một giáo viên, sẽ dễ dàng khơi dậy niềm đam mê học tập cho các bé hơn.

Đặt và trả lời câu hỏi trong lớp học cho phép học trò của bạn tiếp cận với phương pháp giao tiếp hai chiều. Bạn và học trò sẽ dễ dàng hiểu được những suy nghĩ của nhau, và các em sẽ tận dụng sự trợ giúp của bạn để có thể tự giải quyết những vấn đề của mình. Điều đó cũng tạo điều kiện cho các học sinh khác chia sẻ những kinh nghiệm văn hóa xã hội về một câu hỏi và học hỏi từ những hướng tiếp cận của các bạn khác.

Thêm vào đó, hãy khuyến khích học sinh đặt câu hỏi để giúp bạn xác định xem kiến thức của học sinh vẫn chưa chắc chỗ nào. Đó là một cách đơn giản để xác định và tập trung vào các chủ đề mà học sinh có thể cần thực hành nhiều hơn. Ngay cả khi chỉ một em đặt câu hỏi, các học sinh khác có thể có cùng câu hỏi nhưng cảm thấy quá lo lắng nên không thể nói ra.

Và điều tuyệt vời nhất, chính là học sinh dễ dàng hiểu được những nội dung mới nếu đặt câu hỏi. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các em học sinh tiểu học được dạy cách đặt câu hỏi trong các bài học liên quan đến khoa học, các em có thể thảo luận về những gì mình đã học kĩ hơn. Hãy dạy cho học trò cách đặt câu hỏi để các em có thể hiểu những nội dung mới kĩ hơn chứ không dừng lại ở việc chỉ ghi nhớ không thôi.

2. Hãy tạo một bầu không khí an toàn để đặt câu hỏi trong lớp học của bạn

Một số em nhỏ sẽ cảm thấy lo lắng khi đặt câu hỏi, đặc biệt là nếu chưa quen với những chủ đề đang bàn luận trong lớp. Nhà giáo dục Warren Berger đưa ra lời khuyên rằng hãy cho học sinh của bạn những câu hỏi nào luôn được chào đón trong lớp và họ sẽ không bị đánh giá khi hỏi về nó.

Hãy sắp xếp lại ý tưởng của các câu hỏi để các em không nhìn nhận đó là dấu hiệu của một sự yếu đuối, mà là một cách để học được tối đa về một chủ đề nào đó. Bằng cách này, các học trò sẽ tìm đến bạn khi không hiểu một điều gì đó thay vì giấu.

3. Hãy dành lời khen cho học viên khi đặt câu hỏi

Việc thể hiện cho học trò thấy bạn trân quý và tôn trọng những câu hỏi các em đặt ra có thể làm tăng thêm sự tự tin của các em. Lấy ví dụ như sau khi học viên đặt câu hỏi trong lớp, bạn có thể nói là “Một điểm khá thú vị đấy, David!” hoặc “thầy/cô rất vui vì em đã hỏi”.

Thêm vào đó, hãy cố gắng dành lời khen cho học sinh một cách đồng đều bởi sự đặt câu hỏi của họ. Dù vô tình hay cố ý, nếu học sinh cảm thấy rằng bạn đang ngó lơ câu hỏi của mình, học sinh sẽ tin rằng câu hỏi của mình không quan trọng như những người khác, và từ đó, học sinh sẽ không bao giờ đặt câu hỏi nữa.

4. Hãy dạy cho học trò về dạng câu hỏi mở và câu hỏi đóng

Việc dạy cho học trò các đặt một câu hỏi tốt cũng quan trọng như là khuyến khích học sinh làm điều đó. Bằng việc dạy cho học sinh về các câu hỏi mở, bạn có thể giúp học sinh tập trung vào việc đặt những câu hỏi có ý nghĩa và rõ ràng khi đang học.
Câu hỏi mở là những câu mà không thể trả lời bằng một từ hay một câu, và điều đó thúc đẩy kỹ năng tư duy phản biện của học sinh. Bên cạnh đó, những câu hỏi đóng thường sẽ dẫn đến một câu trả lời đúng, có thể là một câu “có” hoặc “không” đơn giản, hoặc một câu cụ thể nào đó.


Lấy ví dụ như, nếu bạn dạy về xã hội học, thì một câu hỏi đóng sẽ như thế này “Ai là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ?”. Tuy nhiên, một câu hỏi mở như “Các em mô tả như thế nào về di sản của George Washington?” sẽ cho học sinh nhiều hơn một đáp án “đúng” và yêu cầu nhiều sự tư duy, phân tích và giải mã hơn.
Các câu hỏi mở thường sẽ giúp ích khi hỏi trong các cuộc thảo luận bởi vì họ cho phép sự đa dạng về quan điểm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sẽ có thời gian và địa điểm thích học cho cả câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Khi chúng ta dạy về các dạng toán cơ bản, như phép nhân, câu hỏi đóng thường sẽ phù hợp hơn.

5. Hãy chậm lại một nhịp và chừa chỗ cho những câu hỏi

Việc đi quá nhanh qua các nội dung học có thể làm cho học trò bối rối và cảm thấy bị ngộp khi phải đặt câu hỏi. Khi chúng ta dạy về những chủ đề khó, hãy cố gắng chậm lại một nhịp để tạo không gian cho học trò có thể hỏi về những phần mà họ chưa hiểu.

6. Hãy tạo cơ hội cho họ luyện tập đặt câu hỏi

Việc học cách đặt câu hỏi cũng quan trọng như là việc trả lời các câu hỏi vậy. Phương pháp để khuyến khích học sinh đặt câu hỏi một cách chuyên sâu chính là hãy giao cho họ tạo ra bộ câu hỏi về những chủ đề của lớp.
Ví dụ như, Nhà giáo dục Jackie Walsh khuyến nghị việc tạo bài tập về nhà mà trong đó học sinh phải đặt cả hai dạng câu hỏi, mở và đóng về một chủ đề. Bạn còn có thể cho các học sinh hỏi những câu này với nhau vào ngày tiếp theo khi lớp diễn ra cuộc thảo luận.

7. Hãy đặt thời gian cho việc ôn lại kiến thức đã học

Hãy cho học sinh thời gian để nghiền ngẫm về những câu hỏi của mình, vì đây có thể là một cơ hội tốt để cho học sinh mài dũa khả năng tư duy. Thêm vào đó, nhà giáo dục John McCarthy đề xuất bạn nên cho lớp học của mình vài giây để cùng nhau suy nghĩ sau khi bạn hay các bạn học trò khác đặt câu hỏi. Bằng cách đó, học sinh sẽ có thời gian để cân nhắc câu trả lời của mình một cách thấu đáo hơn.

8. Hãy thử các câu hỏi tương tự thay vì “Còn ai có câu hỏi nào không?”

Theo như chuyên gia Brandon Cline từ Đại học Sư phạm Chicago, câu hỏi như trên có thể ngăn học sinh đặt những câu hỏi của bản thân và không giúp bạn đánh giá được sự hiểu của học trò.
Thay vào đó, hãy thử những cách tạo nhiều động lực hơn để khơi gợi việc đặt câu hỏi của học trò. Nếu như bạn đang dạy cho học trò cách để nhân số , bạn hãy khuyến khích nhẹ nhàng như “Thầy/cô biết rằng việc làm phép toán nhân có thể khó ở thời điểm ban đầu. Có thứ gì chúng ta cần phải xem lại để giúp các em hiểu hơn về nội dung này hay không?”.

Và nếu như bạn quan tâm đến cách khiến cho lớp học trở nên vui nhộn và thú vị hơn, hãy cân nhắc ghé qua horizonedu.vn để tìm hiểu về các khóa học TESOL của Horizon TESOL nhé.

Triển Lương lược dịch từ:  https://www.waterford.org/education/how-to-ask-questions/

DMCA.com Protection Status