Sau đây là một số gợi ý về các hoạt động tranh luận trong lớp học mà bạn có thể tham khảo :
Nhanh trí – nhanh ý
Mỗi học sinh chọn một tờ giấy có ghi chủ đề, chẳng hạn như “học sinh nên mặc đồng phục” ;hoặc “điện thoại di động nên bị cấm trong trường học”. Sau đó mọi người đứng dậy. Các em có 2 phút để đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đó với một bạn trong lớp; sử dụng ngôn ngữ đích như ‘Hoàn toàn đồng ý‘, ‘Hoàn toàn không đồng ý’, ‘Tôi có ý kiến khác’, tùy theo mức độ và mục tiêu bài học.
Khi hết 2 phút, học sinh chuyển sang một bạn khác trong lớp. Trẻ lắng nghe. sửa lỗi sai tại chỗ và theo dõi xem các bạn có đồng ý với phần sửa của mình chưa.
Bảng điều khiển
Chọn hai học sinh cùng quan tâm đến một chủ đề cụ thể; hoặc có quan điểm mạnh mẽ trong một lĩnh vực nhất định; và yêu cầu trẻ ngồi ở đầu phòng. Mỗi học sinh đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đó. Mấu chốt ở đây là các bạn khác trong lớp sẽ đặt câu hỏi để phản đối 2 quan điểm trên và trình bày vấn đề theo những góc nhìn khác.
Hoạt động này giúp đem lại một buổi tranh luận lành mạnh. Hãy đảm bảo học sinh đang sử dụng từ vựng có liên quan đến bài học, chẳng hạn như ‘Bạn có thể khai triển vấn đề….thêm được không?’ Hoặc ‘Bạn có thể giải thích lập luận… này được không?’ tùy theo cấp độ.
Người ủng hộ quỷ dữ
Chia lớp học ra thành ba nhóm:
1) Đồng ý
2) Không đồng ý
3) Người ủng hộ quỷ dữ
Viết chủ đề tranh luận lên bảng và chỉ định quan điểm cho nhóm 1 và nhóm 2. (Các em nên đặt quan điểm riêng của mình về một phía cho nhiệm vụ này). Nhóm 3 là những người ủng hộ quỷ dữ; vì vậy nhiệm vụ của nhóm là khơi gợi thảo luận, khuyến khích các quan điểm khác nhau và giữ cuộc tranh luận tiếp tục. Cho một thành viên của mỗi nhóm 2 phút để phát biểu trước khi luân phiên để tất cả học sinh trong mỗi nhóm đều tham gia.
Bánh răng lập luận
Chuẩn bị trước 5 đề bài. Viết đề đầu tiên lên bảng, chẳng hạn như “Nên bỏ bài tập về nhà”.
Học sinh có 10 phút để chuẩn bị lập luận theo cặp trên giấy.
Giám sát quá trình chuẩn bị và khuyến khích trẻ tự sửa chữa. Sau mười phút, mỗi cặp chuyển giấy của mình cho cặp bên phải. Khi tất cả học sinh đã sẵn sàng, mở chủ đề trước lớp và lắng nghe từng lập luận được đưa ra.
Chiếc lọ bí mật
Đặt một chiếc lọ rỗng trên bàn giáo viên và đưa cho mỗi học sinh một mẩu giấy hoặc tờ giấy. Các mẩu giấy nên trùng màu để tránh bị nhận ra. Viết chủ đề tranh luận lên bảng, chẳng hạn như “Trò chơi điện tử có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của thanh thiếu niên”.
Cho các em vài phút để viết ý kiến của mình vào giấy trước khi gấp nó lại và bỏ vào lọ. Lắc nhẹ lọ và yêu cầu một học sinh lấy một mẩu giấy trong lọ để đọc. Học sinh này sẽ chọn một bạn khác để trả lời luận điểm này. Hoạt động này thường tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi; dường như các em cảm thấy mạnh dạn hơn khi phản hồi ý kiến ẩn danh hơn ý kiến của bạn bè.
Võ đài quyền anh
Chọn hai học sinh đứng đối diện nhau ở giữa phòng. Bạn chỉ định một chủ đề tranh luận, chẳng hạn như “Mạng xã hội đang phá hủy các tương tác xã hội thực sự”.
Mỗi học sinh có một phút để nêu quan điểm của mình.
Sau khi cả hai trình bày ý kiến, phần còn lại của lớp đứng sau người mà họ đồng ý. Điều này có thể rất phiến diện tùy thuộc vào chủ đề, tuy nhiên nên giới hạn một người cho mỗi lượt nói. Thay đổi chủ đề và xoay vòng học sinh thường xuyên khi cần để đảm bảo tất cả học sinh đều tham gia.
Chọn góc
Đặt một áp phích ở mỗi góc trong phòng của bạn (Rất đồng ý, đồng ý, không đồng ý, rất không đồng ý).Sau đó cung cấp cho học sinh của bạn chủ đề tranh luận; chẳng hạn như ‘Bắt nạt có phải là hành vi phạm tội’. Bây giờ, cho học sinh 10 giây để di chuyển đến góc phòng phản ánh ý kiến của họ.
Nếu may mắn, bạn có thể sự lan truyền ý kiến tốt để có thể nhóm hai học sinh đồng ý và hai học sinh không đồng ý với nhau để tranh luận trong các nhóm nhỏ. Sau đó, bạn có thể mở lại phần này cho cả lớp. Một khi học sinh đã hình thành suy nghĩ của mình trong các nhóm nhỏ của mình, các em sẽ tự tin hơn trước lớp.
Giang Võ lược dịch từ ELT connect
Tham khảo về các khóa học TESOL tại đây.