TOP 10 HOẠT ĐỘNG “GIẾT” THỜI GIAN TRONG LỚP HỌC

Đôi lúc, giáo án mà giáo viên cất công xây dựng không thể lấp đầy thời gian của một tiết học. Do đó,  khi trống trường “chần chừ” vang lên, giáo viên có thể thử một số hoạt động sau để giúp không khí lớp học sôi động vào cuối tiết học:

1/ Hai mươi câu hỏi:

Bạn có nhớ thời thơ ấu, chúng ta thường chơi trả lời câu hỏi trên xe để chờ đến nơi? Khi bạn suy nghĩ về một người hay đồ vật, em gái sẽ hỏi các câu đúng/ sai để đoán xem bạn nghĩ gì. Trong lớp học, hoạt động này vừa ngắn, vừa kịp thời gian để lớp giải lao. Lần đầu tiên chơi, giáo viên cần chỉ dẫn học sinh loại câu hỏi hợp lệ và cách đặt câu hỏi thông minh để đoán đúng. Càng chơi “nháp” nhiều lần, học sinh sẽ thuần thục trò chơi này và năn nỉ giáo viên tổ chức khi có cơ hội.

2/ Vẽ hình, đoán chữ:

Trong tiết học, học sinh luôn có chuỗi từ vựng cần ghi nhớ. Đây là cơ hội để giáo viên tổ chức hoạt động ôn bài khi còn sót thời gian. Để thực hiện, giáo viên chỉ cần viết danh sách từ trên tờ giấy có kẻ sẵn thứ tự, và yêu cầu học sinh lên bảng, chọn một trong các từ. Sau đó, giáo viên cài thời gian từ 1-3 phút tùy thuộc vào độ khó của từ. Ở mỗi lượt chơi, một học sinh sẽ vẽ hình và đố cả lớp đoán ra. Lúc này, những học sinh còn lại có thể hô to đáp án suốt quá trình. Điều cần lưu ý chính là người đố không được vẽ chữ cái, con số, hay biểu tượng. Nếu đáp án đúng được đưa ra, người đố có thể nhường lượt chơi cho người khác hoặc chọn chơi tiếp với từ thứ hai. Chính vì mỗi năm học là một danh sách từ vựng dài dằng dặc, do đó, giáo viên hãy sưu tầm thành thư viện cho các dịp ôn tập cuối năm.

3/ Diễn từ, đoán chữ:

Trò chơi ôn bài này tương tự với “Vẽ hình, đoán chữ” trong cách thức hoạt động của mỗi lượt chơi. Tuy nhiên, với mỗi thẻ từ vựng, thay vì vẽ, học sinh phải diễn tả từ đó. Đối với trò chơi này, giáo viên có thể yêu cầu một học sinh diễn và cả lớp cùng trả lời; hoặc chia ra hai đội chơi với hai người đại diện để diễn tả từ ngữ. Và theo truyền thống, người diễn không được phát ngôn. Nhóm đầu tiên đoán đúng, sẽ giành một điểm. Theo sở thích của giáo viên, điểm số của mỗi đội sẽ được tích lũy trong vòng một tháng và phần thưởng sẽ  trao vào cuối tháng. Sau đó, giáo viên có thể thay đổi thành viên của mỗi đội hay sắp xếp chỗ ngồi cho gameshow tháng tới.

4/ Viết nên câu chuyện xã hội:

Sắp hết giờ, giáo viên có thể bắt tay với học sinh viết nên câu chuyện xã hội. Với câu mở đầu trên bảng, giáo viên yêu cầu từng học sinh lần lượt viết thêm mỗi câu văn. Trong trò chơi này, sau nhiều lần chơi, học sinh sẽ vận dụng và tăng cường trí sáng tạo để tiếp nối câu chuyện và sự cẩn thận để đảm bảo ngữ pháp chính xác. Điều tuyệt vời chính là giáo viên có thể thấy chất “điên” của học sinh và khả năng duy trì cốt truyện hợp lý của chúng.

5/ Tại sao… Bởi vì…:

Tuy nhỏ và thiếu hợp lý, nhưng trò chơi này có tiềm năng đem lại những trận cười giải khuây cho học sinh. Khi bắt đầu, giáo viên sẽ phát cho học sinh hai thẻ mục lục hoặc hai mảnh giấy nhỏ. Trên mỗi tấm, học sinh sẽ viết câu hỏi bắt đầu với “vì sao” và trả lời câu hỏi bắt đầu bằng “bởi vì” ở mảnh giấy thứ hai. Sau đó, giáo viên sẽ tập hợp thành hai nhóm giấy “vì sao” và “bởi vì”; tiếp theo, ghép ngẫu nhiên một cặp câu từ hai nhóm và đọc to cho cả lớp cùng nghe. Trò chơi sẽ tạo không khí sôi nổi, vui tươi cho lớp học. Ngoài ra, sau khi đọc toàn bộ các câu, bạn có thể yêu cầu học sinh ghép câu hỏi với câu trả lời đúng. 

6/ Em có muốn…?

Tổ chức trò chơi này là ý tưởng tuyệt vời để hiểu rõ học sinh. Giáo viên hãy thiết kế danh sách câu hỏi bắt đầu bằng “Em có muốn…”; ví dụ, bạn sẽ hỏi “Em có muốn trở thành giám đốc hay nhân viên? Em có muốn ăn kem hay bánh ngọt? Em muốn nuôi mèo hay chó?” Câu hỏi có thể dễ hiểu, đơn giản hoặc hóc búa, phức tạp. Khi chơi, giáo viên đặt cả lớp câu hỏi và yêu cầu học sinh qua một bên nếu trả lời đáp án thứ nhất và qua bên còn lại với đáp án thứ hai. Sau đó, giáo viên hãy hỏi ngẫu nhiên học sinh vì sao chọn đáp án đó và cân đối thời gian để đưa ra số lượng câu hỏi hợp lý. Qua trò chơi, bạn sẽ biết được một số điều thú vị xoay quanh học sinh và sự thích thú của chúng khi tham gia hoạt động giải trí này.

7/ Điện thoại:

Trò chơi lỗi thời này có thể được “phục sinh” trong các lớp học tiếng Anh. Trước hết, giáo viên sẽ sắp xếp học sinh ngồi thành vòng tròn. Giáo viên hoặc một học sinh đưa ra câu nói dài đầy đủ ngữ pháp; tiếp theo, thì thầm vào tai của học sinh bất kỳ ngồi trong vòng tròn. Sau khi nghe xong, học sinh này sẽ thì thầm với học sinh kế bên; quá trình này diễn ra liên tục cho đến lượt của học sinh cuối cùng. Đến lúc đó, người chơi cuối sẽ đọc to cho cả lớp câu được thuật. Trò chơi này sẽ gây nhiều bất ngờ về sự thay đổi của câu sau vòng chơi. Nếu thích, giáo viên có thể thách thức học sinh phải cẩn thận nói, nghe nhìn vì câu được lặp lại với từng ít xáo trộn.

8/ Bảng trắng:

Hoạt động này không chỉ tăng vốn từ vựng của học sinh mà còn hiệu quả để lấp vào thời gian trống của tiết học. Giáo viên sẽ viết trên bảng một từ bất kỳ gồm bốn chữ cái; kế tiếp, thách thức học sinh suy nghĩ, thay đổi duy nhất một chữ cái để tạo ra từ mới. Nếu học sinh tìm ra đáp án, giáo viên hãy gọi học sinh trình bày. Câu trả lời càng nhiều càng tốt, tuy nhiên, nên đảm bảo khác nhau . Ngoài ra, khi học sinh quá “bí” đáp án, giáo viên có thể cung cấp định nghĩa của từ đó.

9/ Câu hỏi mở:

Đôi khi cơ hội đơn giản để đặt câu hỏi cũng giúp ích cho học sinh. Nếu tiết học còn sót lại ít phút, giáo viên hãy sẵn lòng để trả lời thắc mắc của học sinh. Chủ đề câu hỏi có thể về kiến thức giáo viên truyền đạt trên lớp, tình huống học sinh chưa gặp hay từ mới,…Ngoài ra, câu hỏi của học sinh này có thể dẫn đến câu hỏi của học sinh khác. Cả lớp sẽ học tập nhiều điều từ việc nghe câu trả lời và thậm chí, chúng có thể giải đáp băn khoăn của bạn bè. Nếu vậy, giáo viên nên sẵn sàng để học sinh chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của chúng. Khi học sinh từ chối trả lời, giáo viên có thể chia sẻ với lớp và vui lòng với câu hỏi mới.

10/ Đọc to, hiểu rõ:

Bất kỳ tờ báo hay tạp chí với các mẩu tin ngắn, dễ đọc có thể giúp giáo viên tranh thủ thời gian sót lại của tiết học. Trong hoạt động này, giáo viên sẽ đọc to đoạn văn ngắn và yêu cầu học sinh liên hệ hay trả lời câu hỏi đọc hiểu. Ở lớp, học sinh hiếm có cơ hội luyện tập kỹ năng nghe, vì vậy khi còn thời gian, giáo viên hãy đọc một hay hai đoạn văn từ bài báo và hỏi học sinh về chủ đề, nội dung hay kiến thức liên quan từ phần được nghe, hoặc thông tin chúng mong đợi ở đoạn tin kế tiếp.

Đối với học sinh, thời gian ngoài dự kiến lúc cuối giờ chưa chắc hẳn là điều xấu. Giáo viên hãy tận dụng từng phút giây bằng việc đưa ra các hoạt động cuốn hút và giải trí. Mặt khác, giáo viên sẽ ngạc nhiên vì thời gian trôi qua nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.

DMCA.com Protection Status