LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC CHO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Một trong những vấn đề trong việc cho học viên sơ cấp làm bài đọc chính là sự tự tin.

Khi gặp phải một bài đọc, đặc biệt là bài từ nguồn đáng tin, học sinh sẽ dễ dàng nghĩ rằng “Mình không có đủ ngữ pháp và từ vựng” hoặc “Mình không thể đọc tiếng Anh.” 

Những kỹ thuật sử dụng trong lớp học sau đây có thể giúp các em “bắt tay vào đọc bài” theo hướng giúp các em trở thành người đọc tốt hơn. Trong bài viết này, chúng tôi không đưa ra những nội dung để cho học sinh tập đọc mà là cách chúng tôi yêu cầu các em làm điều đó cũng như những nguyên tắc ẩn sau những ý tưởng dưới đây.

Khuyến khích học viên giúp đỡ nhau xây dựng ý nghĩa

1. Trước khi đọc

đọc

Chìa khóa thật sự giúp học sinh xây dựng sự tự tin của mình trong việc đọc chính là chuẩn bị cho các em cách đọc có hiệu quả. Điều này có nghĩa là có hoạt động “khởi động, lôi kéo sự hứng thú của các em vào chủ đề của bài đọc, đồng thời cũng dạy trước những từ mà các em sẽ cần thực sự hiểu và cảm nhận trong đoạn văn. Các hoạt động gợi ý cho người học theo nhóm/cặp trước khi các em bắt đầu tự đọc đoạn văn.

  • Đoạn văn bạn chọn có hình ảnh hay không? Nếu có, bạn có thể in những hình ảnh đó ra và phát cho các nhóm. Nếu không, bạn nên vẽ một cái gì đó có trong văn bản lên bảng đen. Đảm bảo rằng việc này sẽ khiến các em tò mò. Trong cả hai trường hợp trên, hãy đưa ra một số câu hỏi trọng tâm. Hình vẽ đó là gì? Có bao nhiêu người trong câu chuyện? Hãy để các bạn học viên suy nghĩ, chia sẻ ý kiến và trả lời.
  • Viết tên hay tiêu đề đoạn văn lên bảng. Yêu cầu các em làm việc theo nhóm nhỏ và nghĩ ra 5 từ có thể xuất hiện trong bài đọc. Khi các em thực hiện xong, “thư ký” của nhóm có thể lên bảng và viết ra tất cả các từ mà nhóm nghĩ. Sau đó, học sinh sẽ đọc quét đoạn văn và xem có bao nhiêu từ xuất hiện. Nhóm nào có nhiều từ đúng nhất?
  • Viết tiêu đề lên bảng và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm kể những câu chuyện đơn giản về chủ đề đó. Một lần nữa, cho các em đọc đoạn văn và xem chuyện các em kể và trong bài viết giống và khác nhau như thế nào.

2. Nhiệm vụ đọc bài

Dưới đây là một vài ý tưởng để thúc đẩy học sinh trong suốt giai đoạn đọc bài:

  • Chọn một vài câu đơn giản từ những phần khác nhau của bài đọc và viết lên bảng. Hãy để học sinh sắp xếp theo thứ tự đúng. Và dự đoán diễn biến của câu chuyện theo nhóm. 
  • Nếu đó là một câu chuyện hành động, hãy để các em diễn xuất hoặc bắt chước các câu theo nhóm.
  • Đưa cho học sinh câu đầu tiên và câu cuối cùng của câu chuyện. Nhóm sẽ tự nghĩ ra phần giữa của câu chuyện đó.

3.  Sau khi đọc

Tương tự như trên, học sinh có thể làm việc cùng nhau sau khi làm bài đọc xong. Những nhiệm vụ để học sinh làm việc theo nhóm là:

  • Học sinh đọc và sau đó diễn xuất theo nội dung câu chuyện.
  • Thực hiện jigsaw reading (phương pháp đọc ghép hình). Mỗi nhóm sẽ có thông tin khác nhau từ một phần khác nhau của văn bản. Các em phải kể cho những học sinh khác về phần câu chuyện mình đã đọc. Bằng cách này, người học có thể xây dựng ý nghĩa từ văn bản một cách chung chung.
  • Học sinh đọc và chuẩn bị những câu hỏi Đúng/ Sai cho nhóm khác.

Hoạt động trên không chỉ cho phép người học viết ra câu hỏi của riêng mình mà còn giúp bạn biết được các em đang gặp phải vướng mắc về ngữ nghĩa ở phần nào. 

Tăng độ khó cho nhiệm vụ một cách thích hợp, đảm bảo các em có thể thực hiện được.

Hiển nhiên rằng sẽ thật hữu ích khi chọn một văn bản thực sự thú vị đối với người học. Vì khi đó các em sẽ có động lực để đọc bài hơn. Tìm hiểu xem học sinh của bạn thích điều gì và tìm kiếm tài liệu đọc thích hợp. Bạn có thể tìm những tài liệu này trên Internet, hoặc trên các tạp chí, tờ báo đại chúng.

Chọn tài liệu đọc thật sự thú vị có thể sẽ nằm trên mức độ của học sinh một chút. Điều quan trọng là bạn cần đưa ra nhiệm vụ giúp các em có cảm giác đạt được thành tựu mà không nhất thiết phải hiểu từng từ một. 

Nhiệm vụ đọc

Nếu bạn phân cấp nhiệm vụ một cách hợp lý, trình độ đọc của học sinh sẽ cải thiện từng chút một. Và các em sẽ bắt đầu hiểu hơn về những đoạn văn bản đó. Dưới đây là một vài nhiệm vụ cấp thấp giúp người học tăng khả năng xử lý văn bản. Chúng trải dài từ mức độ sơ cấp đến cao cấp.

  • Tìm thông tin về các nhân vật từ văn bản và đặt chúng vào đúng tên nhân vật.
  • Sắp xếp hình ảnh miêu tả các sự kiện từ văn bản theo thứ tự chính xác.
  • Sắp xếp những đoạn văn hoặc đoạn cắt từ văn bản vào đúng vị trí.
  • Tìm ra những lỗi sai hay điểm khác biệt giữa văn bản và hình minh họa.

Bạn đang dạy học, không phải kiểm tra

đọc

Phát triển kỹ năng đọc ở các bạn học sinh không phải nằm ở việc bạn kiểm tra các em mà là giúp các em trở thành người đọc giỏi hơn.

Rõ ràng là những hoạt động làm việc nhóm được liệt kê ở trên dựa trên nguyên tắc này. Nếu bạn cho phép học sinh giúp đỡ nhau xây dựng ý nghĩa của văn bản thì bạn đang tập trung vào phát triển các kỹ năng thay vì kiểm tra khả năng đọc của từng em.

Một điểm quan trọng khác là đưa ra các nhiệm vụ trước khi làm bài đọc để học sinh biết chính xác mình sẽ làm gì. Kỹ năng giảng dạy chủ yếu là tập trung người học vào nhiệm vụ hơn là cả phần văn bản. Cách để làm điều này là dành cho các em thời gian thực hiện nhiệm vụ trước khi đọc. Sau đó, cho các em một thời gian giới hạn nghiêm ngặt khi làm bài.

Dưới đây là những gợi ý dành cho giáo viên giảng dạy, chứ không phải để kiểm tra:

  • Tránh hỏi từng người học câu hỏi như “Bạn đã làm đúng bao nhiêu câu?”
  • Tránh chấm điểm cho nhiệm vụ đọc.
  • Cung cấp cho học sinh ý tưởng làm thế nào để đọc lấy điểm chính. Ví dụ như “Nào, hãy đọc nhanh và tìm đáp án cho câu hỏi trên bảng nhé! Các em có 2 phút.”

Kết luận

Tóm lại, nếu bạn khuyến khích học sinh xây dựng ý nghĩa, phân bổ nhiệm vụ hợp lý có thể đạt được, và không dùng phần đọc như một cách thức kiểm tra thì khả năng là sự tự tin của người học sẽ cải thiện và các em sẽ trở thành những người đọc tốt hơn. 

Lược dịch từ https://www.teachingenglish.org.uk/

Tham khảo các khóa học tại đây.

DMCA.com Protection Status