Dạy học có thể là một nghề bổ ích, nhưng đôi khi cũng gây thất vọng và căng thẳng. Nếu đam mê dành cho việc giảng dạy của bạn gần đây bị giảm sút, thì việc bạn dành thời gian để suy nghĩ về tình trạng của bản thân sẽ mang lại lợi ích cho bạn. Và bạn cũng sẽ thấy hữu dụng khi tìm ra cách để duy trì sự tích cực khi làm việc và để giảm thiểu những căng thẳng cũng như khối lượng công việc. Bằng cách thực hiện một số điều chỉnh nhỏ sau, bạn sẽ lại thấy mình yêu thích việc dạy học.
Kiểm tra cảm nhận của bạn về việc giảng dạy
1. Viết ra những điều làm bạn phiền não khi đi dạy
Nếu gần đây bạn cảm thấy không hài lòng với công việc, thì hãy xác định xem điều gì khiến bạn cảm thấy như vậy, có lẽ bạn sẽ thấy nó hữu ích. Hãy thử lập một danh sách tất cả những thứ mà bạn không thích về công việc giảng dạy, kể cả những điều nhỏ nhặt và lớn lao.
Ví dụ, đối phó với phụ huynh của một học sinh cá biệt nào đó, chấm điểm,… Hãy xếp hạng các mục từ khó chịu nhất đến ít bực bội nhất bằng cách đánh số bên cạnh.
2. Lập danh sách tất cả những điều bạn yêu thích khi dạy
Sau khi bạn tạo một danh sách những gì bạn không thích, hãy tạo thêm một danh sách thứ hai về những gì bạn thích. Bạn sẽ thấy các khía cạnh tích cực của có vượt trội hơn tiêu cực hay không. Và xác định điều gì làm cho việc giảng dạy trở nên thú vị hơn với cá nhân bạn.
Danh sách cũng phải bao gồm những điều thứ yếu và chính yếu. Ví dụ, những việc nhỏ như thấy gương mặt sáng bừng của học sinh khi hiểu một khái niệm mới. Hoặc, có thể là những việc bạn làm hàng ngày như đọc lớn cho học sinh nghe rõ.
3. Xác định những lợi ích thứ yếu
Bạn cũng có thể tận hưởng một số lợi ích thứ cấp của việc giảng dạy. Lợi ích thứ cấp là những lợi ích liên quan đến công việc của bạn, nhưng đó không phải là một phần của việc giảng dạy. Lập danh sách thứ ba nơi bạn xác định và liệt kê tất cả các lợi ích phụ mà bạn được hưởng khi làm một giáo viên.
Hãy bao gồm bất cứ điều gì bạn cho là lợi ích phụ chẳng hạn đồng nghiệp tốt, được chăm sóc sức khỏe và có kỳ nghỉ hè.
4. Đánh giá lại thái độ của bạn đối với việc giảng dạy xem nó đã thay đổi như thế nào
Đôi khi một sự thay đổi tại nơi làm việc hoặc trong cuộc sống cá nhân có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về công việc mình làm. Nếu bạn đã dạy một thời gian, thì việc bạn xem xét những gì đã thay đổi gần đây và liệu điều đó có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về công việc của mình không có lẽ sẽ rất hữu ích.
Ví dụ, gần đây bạn sinh em bé và cảm thấy buồn vì không thể dành nhiều thời gian cho con như bạn mong muốn. Hoặc, bạn vừa chuyển sang dạy một cấp học khác và gặp khó khăn trong việc thích nghi với sự khác biệt nơi những học sinh lớn hoặc nhỏ tuổi hơn.
Lưu tâm đến mọi sự thay đổi kể từ khi bạn thấy mình không thích việc dạy nữa. Điều này có thể giúp bạn xác định những gì mình có thể làm để cải thiện tình hình.
5. Sử dụng danh sách đã lập để giúp bạn tìm ra cách cải thiện
Tất cả những điều đã được liệt kê về những gì bạn thích, ghét và đánh giá cao trong việc giảng dạy có thể giúp bạn nghĩ ra cách để lại yêu quý công việc của mình một lần nữa. Xem lại danh sách và đặc biệt chú ý đến các mục thú vị nhất và ít thú vị nhất đối với bạn. Cố gắng nghĩ cách áp dụng chúng để rồi bạn hiểu rõ giá trị của công việc mình làm hơn.
Ví dụ, nếu bạn xác định rằng bạn thích đọc to cho học sinh của mình nghe, thì bạn có thể cố gắng lồng ghép điều này nhiều hơn vào việc giảng dạy của mình.
Nếu bạn xác định rằng bạn không thích nói chuyện với một phụ huynh học sinh nào đó, thì bạn có thể nói chuyện với quản lý của bạn về những vấn đề bạn gặp phải và xin họ lời khuyên về cách giải quyết với phụ huynh.
Sống tích cực
1. Cộng tác với đồng nghiệp nhiều hơn
Môi trường làm việc tích cực cũng tạo ra sự khác biệt lớn để cảm nhận công việc của mình. Nếu bạn không thân với đồng nghiệp thì nên cân nhắc dành thời gian làm quen với họ. Một số điều bạn có thể làm để hiểu rõ hơn về đồng nghiệp của mình là:
- Tham dự các bữa tiệc họp mặt. Chẳng hạn như gặp gỡ các giáo viên khác để uống nước thư giãn chiều tối hoặc đến ăn đồ nướng tại nhà của ai đó.
- Ăn trưa với các giáo viên khác.
Hỏi thăm giáo viên khác về cuộc sống, sở thích và việc dạy của họ.
2. Duy trì một thái độ tích cực cho các học trò của bạn
Học sinh của bạn mỗi ngày đều sẽ trông chờ bạn tạo ra bầu không khí cho lớp học. Một số cách bạn có thể thử như là:
- Viết một câu trích dẫn tạo cảm hứng lên bảng.
- Kể một câu chuyện cười trong ngày.
- Nở nụ cười với mỗi học sinh khi chúng bước vào lớp vào buổi sáng.
3. Lưu ý những tác động của bạn đối với học sinh
Đôi khi bạn có thể cảm thấy như bạn không tạo ra sự khác biệt nào. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng khi đi dạy. Để giúp bản thân luôn lạc quan, hãy thử lập một danh sách tất cả những cách mà bạn sẽ tạo ra được ảnh hưởng lên các học trò. Một số điều mà bạn có thể liệt kê bao gồm:
- Là nguồn khích lệ cho một em học sinh khi mà cha mẹ của em hiếm khi làm vậy.
- Dạy cho học sinh các kỹ năng quan trọng mà sẽ giúp chúng tìm được việc làm và thành công trong cuộc sống.
- Tạo một không gian tích cực, an toàn nơi học sinh có thể đến chia sẻ một cách chân thành và được là chính mình.
4. Hãy cố gắng giữ cho tâm trí thoải mái khi bạn bị phê bình
Mọi giáo viên đều phải bị đánh giá suốt cả sự nghiệp của mình. Những đánh giá này là để giúp bạn tìm cách cải thiện và trở thành một giáo viên tốt. Cố gắng giữ tinh thần tỉnh táo khi bị chỉ trích hoặc được khuyên nên thay đổi.
Ngay cả khi đã là một giáo viên giàu kinh nghiệm, bạn cũng hãy xem những đánh giá đó như một cơ hội để mở rộng kiến thức của bản thân đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hơn.
5. Tìm nguồn cảm hứng
Nếu thất bại trong công việc thì tìm kiếm nguồn cảm hứng hằng ngày sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy dành ra 10 đến 15 phút mỗi ngày trước khi bắt đầu ngày mới để lấy cảm hứng.
Ví dụ, mỗi sáng, bạn có thể đọc một đoạn trích dẫn đầy cảm hứng; viết nhật ký về người mà bạn ngưỡng mộ và cách hành xử của họ mà bạn muốn noi theo thông cách qua giảng dạy của bạn; hoặc chỉ xem một video trực tuyến truyền cảm hứng cho bạn.
6. Tránh các cuộc thảo luận tiêu cực về giảng dạy
Mặc dù trút bầu tâm sự là việc tốt, nhưng nếu bạn thấy rằng mình đang bị những cuộc nói chuyện tiêu cực về giảng dạy bao vây, thì điều này có thể đang đè nặng lên vai bạn. Để giữ thái độ tích cực trong công việc, quan trọng là hãy tập trung vào những điều tích cực và tránh các cuộc nói chuyện chỉ với mục đích phàn nàn về nghề nghiệp của bạn.
Nếu một cuộc trò chuyện diễn ra theo hướng tiêu cực, thì hãy thay đổi chủ đề. Hãy thử nói bâng quơ một câu gì đó như: “Ừ, tệ thật. Ồ, đột nhiên tôi nhớ ra, bạn đã xem tin tức địa phương tối qua chưa? Có một câu chuyện rất hay về một đứa trong đám học sinh của chúng ta!”
Nếu một đồng nghiệp luôn phàn nàn hoặc nói chuyện tiêu cực thì bạn nên tránh xa người đó. Thay vào đó, hãy thử ăn trưa với một nhóm khác hoặc đi dạo vào giờ nghỉ trưa của bạn.
Quản lý khối lượng công việc của bạn
1. Tìm cách giảm căng thẳng khi chấm điểm
Chấm điểm có thể cũng là một phần gây căng thẳng trong việc dạy học, nhất là khi bạn đánh giá bài viết của học sinh học tiếng Anh hoặc một môn học khác. Có thể bạn cảm thấy bắt buộc phải cung cấp thông tin phản hồi để giúp đỡ học sinh của mình, hoặc có thể bạn cảm thấy hoảng loạn khi nhận được một chồng giấy dày cộp trên bàn. Bạn có thể giảm căng thẳng khi chấm điểm bằng một số việc sau:
- Giới hạn thời gian cho mỗi tờ giấy, chẳng hạn như 7 đến 10 phút.
- Phân loại chúng ra ở một môi trường dễ chịu. Ví dụ ngồi tại một quán cà phê với tiếng nhạc êm dịu, hoặc khi ngồi bên ngoài.
- Nghỉ giải lao thường xuyên, chẳng hạn như 5 đến 10 phút mỗi giờ.
2. Lên kế hoạch trước
Có tổ chức tốt cũng có thể giúp bạn quản lý khối lượng công việc và giảm căng thẳng trong công việc. Bạn có thể làm điều này bằng cách theo dõi trách nhiệm, các cuộc hẹn và thông tin quan trọng khác trong kế hoạch.
Bạn cũng có thể lên kế hoạch trước bằng cách hoàn thành càng nhiều công việc trước càng tốt. Ví dụ, thay vì viết một giáo án, bạn viết ba cái để chiếm lợi thế trong bài dạy mới. Thay vì trì hoãn một số hồ sơ lưu trữ cho cuối tuần, hãy làm điều đó ngay để bạn có thể tận hưởng cuối tuần của bạn.
3. Hãy cho bản thân được nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là điều cần thiết để giữ vững tinh thần khi làm bất cứ công việc nào, nhưng giáo viên thường có xu hướng đem công việc về nhà để làm. Để đảm bảo về chế độ nghỉ ngơi, bạn có thể thực hiện theo những điều sau:
- Hàng tuần, bạn dành ra ít nhất một buổi tối ngày thường và một ngày cuối tuần không mang theo bất kỳ công việc nào về nhà.
- Khi cần thiết, hãy sử dụng đến những ngày cá nhân, ngày ốm, và ngày nghỉ của bạn.
- Tận dụng tối đa kỳ nghỉ hè của bạn và làm ít việc nhất có thể cho năm học tới.
4. Hợp tác với các giáo viên khác trong phạm vi môn học bạn dạy
Làm việc với một giáo viên khác cũng có thể giúp giảm khối lượng công việc của bạn. Bằng cách tìm hiểu những gì giáo viên khác đã sử dụng thành công trong lớp học của họ, bạn có thể tiết kiệm thời gian và rắc rối khi cố gắng tìm ra thứ gì đó mới mẻ.
Nếu trường của bạn tổ chức một chương trình cố vấn, thì hãy tận dụng nó. Tìm hiểu một người có kinh nghiệm dày dạn hơn để có được tài nguyên và kế hoạch bài học mà bạn có thể sử dụng khi giảng dạy.
Đôi khi bạn có thể hỏi một giáo viên khác nếu họ quan tâm đến cuộc họp để trao đổi ý tưởng giảng dạy. Bạn có thể giúp ích như thế với giáo viên khác giống cách họ đối với bạn.
5. Nói không nếu bạn không có thời gian làm một việc gì đó
Một điều quan trọng khác trong việc kiểm soát căng thẳng là bạn biết khi nào nên nói không. Có thể bạn được nhờ giúp đỡ với đủ mọi dự án và sự kiện đặc biệt, nhưng bạn không thể làm tất cả. Nếu nhận những nghĩa vụ này khiến bạn căng thẳng thì hãy nói không trong một khoảng thời gian nhất định.
Hãy thử nói một điều gì đó đơn giản như, “tôi xin lỗi, nhưng tôi không thể giúp bạn được. Tuần này tôi bận quá.”
Tránh liệt kê nhiều lý do hoặc cố gắng giải thích cho bản thân. Chỉ cần thẳng thắn và nói không.
Lược
Tham khảo khóa học TESOL tại đây.