Làm thế nào để dạy câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp là một trong những điểm ngữ pháp khó và gây bối rối trong việc dạy ngữ pháp. Bất kể ai trong chúng ta từng thử dạy hẳn là đã từng gặp qua những học sinh hoang mang chán nản ; một vài em trong số đó còn trông như là đã sẵn sàng từ bỏ tiếng anh vậy. 

Thành thật mà nói, tôi thậm chí còn không biết câu điều kiện hỗn hợp là gì . Tôi đã nghĩ là tôi biết, tôi đã cho là chỉ cần nhìn vào câu điều kiện loại 0, loại 1, 2, và 3. Nhưng tôi đã nhanh chóng nhận ra cái sai của mình sau khi đi sâu vào bài học hơn. Thật ra câu điều kiện hỗn hợp là một sự trộn lẫn giữa các thì trong một câu điều kiện số ít. 

Từ đó, tôi đã bắt tay vào các chiến thuật khác nhau cho việc dạy điểm ngữ pháp phức tạp này. Đồng thời tôi cũng trò chuyện với các giáo viên khác có cùng trăn trở. Có lẽ bạn là một trong những giáo viên đó. Sau khi nghiên cứu và thực hành, đây là các bước mà tôi sử dụng để dạy về câu điều kiện hỗn hợp. 

1. “Thì” khác  với “thời gian”

Tôi sẽ bắt đầu ở việc “thì” được dùng để thể hiện nhiều thứ và một trong số đó là thời gian. Nhưng đó vẫn không phải là mục đích duy nhất của nó cho nên “thì” và “thời gian” không phải lúc nào cũng giống nhau. Hãy lặp lại và nhấn mạnh những điều đó xuyên suốt trong lớp. Sẽ có một học sinh nào đó vẫn bị bối rối với nó. 

2. Ôn lại các điều kiện và dẫn vào bài

Nếu học sinh có nhu cầu hãy ôn lại các câu điều kiện một cách ngắn gọn. Sau đó cho các em viết ra các câu ví dụ bằng cách sử dụng nhiều loại điều kiện khác nhau.

Nhiều khả năng là một học sinh bất kỳ sẽ viết câu ở dạng điều kiện hỗn hợp ; hoặc một câu đáng lẽ nên ở dạng điều kiện hỗn hợp. Chọn một câu (hoặc các câu) như trên rồi viết lên bảng. Nếu trường hợp kể trên không xảy ra, thì đơn giản bạn hãy tự tạo một câu cho mình. Ví dụ: “If Mary had taken that job, she would be in Tokyo right now.”

Bây giờ hãy cho các em biết mọi thứ về các điều kiện mà các em vừa học đã bị thay đổi. Lấy các câu ví dụ của học sinh (chỉnh sửa câu nếu cần thiết) hoặc lấy câu mà bạn đã đặt để học sinh giải thích về ý nghĩ của nó. Câu có nghĩa gì, công dụng của câu, và câu đang thể hiện những gì. 

3. Thật nhiều mã màu và ghi nhãn 

Mã màu và ghi nhãn sẽ cần thiết xuyên suốt bài học. Chúng sẽ rất có ích với học sinh. Đặc biệt là những học sinh thích học bằng cách nhìn

Viết các nội dung sau lên bảng:

Red=past, green=present, blue=future

  1. Quá khứ và Hiện tại

Quá khứ

If Mary had taken that job,

she would be in Tokyo right now.

Hiện tại

Phân tích câu với học sinh. Yêu cầu các em giải thích nghĩa của câu và người nói đang thể hiện những gì. Hiện tại hãy để các em tập trung và nghĩa của câu hơn là ngữ pháp. Kiểm tra khả năng hiểu của các em bằng cách hỏi các câu như: “Lúc này Mary có đang ở Tokyo không?” “ Cô ấy có nhận việc không?” “Cô ấy làm việc ở đâu?”. Gợi ý cho học sinh của bạn rằng câu này nhằm tưởng tượng Mary hiện tại sẽ khác như thế nào nếu cô ấy nhận một công việc khác trong quá khứ. Nhưng cô ấy đã không làm vậy. Hiện thực là Mary đã nhận một công việc ở Chicago và đó là nơi mà cô ấy đang ở. 

Mọi loại điều kiện đều cho phép chúng ta tưởng tượng hoặc giả định về một vài hành động, nhưng điều kiện loại 0 và 3 ở cùng một thì. Mặt khác, dựa vào tên, câu điều kiện hỗn hợp lại trộn lẫn các thì. 

Câu điều kiện hỗn hợp

Sau khi câu đã được giải thích một cách tỉ mỉ, hãy hỏi các em về một hoặc hai câu nữa với ý nghĩa được diễn đạt tương tự. Tiếp tục tập trung vào thời gian của sự kiện đó và cách mà quá khứ có thể ảnh hưởng đến hiện tại,..

Hãy nhắc lại rằng “Thời gian” khác với “Thì”

Cho học sinh thấy rằng các em đã thành công trong việc tạo ra một câu điều kiện hỗn hợp!

Hãy cố gắng làm cho các em hiểu rằng điều kiện hỗn hợp có thể diễn ra một cách tự nhiên thông qua vô số cách. Nó diễn ra khi chúng ta có nhu cầu thể hiện một ý tưởng cụ thể và học qua một công thức sẽ không thật sự thuyết phục. (Tuy nhiên hãy cung cấp cho học sinh công thức nếu bạn nghĩ các em cần hoặc muốn nó) 

5. Hoạt động thứ nhất

Các học sinh sẽ nối các câu đã bị cắt của ba loại điều kiện hỗn hợp lại. Cho các em làm việc theo nhóm để đặt câu từ các nửa bị cắt

Đừng tập trung vào cấu trúc hoặc thậm chí về việc các câu này đang ở điều kiện hỗn hợp. Đơn giản là hãy để các em nối câu và cùng cả lớp kiểm tra lại. 

Sau đó, cho các em trở lại cặp của mình và sắp xếp các câu vào 3 nhóm (4 câu mỗi nhóm). Các nhóm là Quá khứ-Hiện tại, Qúa khứ- Tương lai, Hiện tại-Qúa khứ.

Theo dõi xem học sinh có thể giải thích nghĩa của các câu và thể loại khác nhau hay không. 

*Chú ý: Tôi nghĩ tốt hơn chính là cho các em xem qua thật nhiều ví dụ và tập trung vào nghĩa, không phải vào cấu trúc. 

6.Câu điều kiện hỗn hợp là gì và nó làm gì?

Nó được gọi là câu điều kiện hỗn hợp vì 2 thời gian khác nhau đứng trong cùng 1 câu và có liên quan mật thiết đến nhau. 

Nhắc nhở học sinh rằng điều kiện hỗn hợp hoàn toàn là các tình huống không thật hoặc giả tưởng.

Chúng ta đang tưởng tượng về cách mà nếu một thứ ở quá khứ/ hiện tại/ tương lai trở nên khác đi thì nó sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào ở một thời điểm khác. 

Có sáu loại khác nhau và tạm thời chúng ta sẽ tập trung vào ba loại phổ biến nhất.

Chuyển sang hai loại điều kiện khác như các hoạt động sau:

  1. Quá khứ và Tương lai

Quá khứ

If I had received the scholarship,

I would move/be moving to Chile next year.

Tương lai

2. Hiện tại và Quá khứ 

Hiện tại

If I lived in France,

I would have watched the Tour de France.

Quá khứ

Yêu cầu học sinh hoàn thành các câu với ý tưởng của riêng các em về kết quả trong tương lai hoặc hiện tại:

  1. If I had won the race, …
  2. If I had worked harder, …
  3. If I had gone to China, …
  4. If I had been born in a different country, …
  5. If I hadn’t slept late, …

Bây giờ, hãy hoàn thành với kết quả ở quá khứ: 

  1. If I lived in Australia, …
  2. If I was more organized, …
  3. If I was funnier, …
  4. If I could play the violin, …
  5. If I wasn’t a good writer, …
  6. Hãy chọn hành trình cho riêng bạn!

Tôi nghĩ điều quan trọng cần nhấn mạnh ở thời điểm này đó là việc quấn lấy các điều kiện hỗn hợp trong đầu có thể sẽ khó khăn, và học sinh không nên hy vọng rằng bản thân sẽ hoàn toàn hiểu được nó tại thời điểm đó. Có những nhầm lẫn là việc bình thường. Mục tiêu ở mức độ trung cấp đó là có thể hiểu và nhận biết hơn là có thể tạo ra các câu điều kiện hỗn hợp. Đó cũng đồng thời là mục tiêu cho các học sinh tiên tiến, để có thêm khả năng tạo câu. Nhưng nó lại hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của học sinh.

DMCA.com Protection Status