Học tập là một hành trình kéo dài suốt đời. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khiến bản thân mình trở nên uyên bác hơn ngay từ thời niên thiếu – hoặc thậm chí khi bản thân đã chống gậy – bằng cách trau dồi vốn từ vựng của riêng mình. Xây dựng những thói quen học và sử dụng từ vựng một cách chính xác sẽ khiến việc giao tiếp, viết lách và tư duy bằng một ngôn ngữ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vậy hãy tiếp tục theo dõi để cùng chúng tôi khám phá những mẹo giúp bạn cải thiện kho từ vựng của mình nhé.
Bước 1: Học từ vựng mới
1/ Đọc một cách chú tâm:
Sẽ không còn bất kỳ dạng bài tập nào bắt bạn phải học thuộc lòng từ mới một khi bạn rời khỏi ghế nhà trường. Và điều này sẽ dễ làm bạn ngừng hẳn thói quen đọc tài liệu hoặc đọc sách. Nếu muốn trau dồi thêm từ vựng, bạn cần phải thiết lập một thời khóa biểu dành riêng cho việc đọc và bám sát vào nó.
- Bạn có thể thử đọc một cuốn sách mới mỗi tuần hoặc là đọc báo mỗi buổi sáng. Chọn một nhịp độ khiến bạn cảm thấy thoải mái và từ đó xây dựng một thói quen phù hợp với thời gian biểu của mình.
- Cố gắng đọc ít nhất một cuốn sách hoặc một vài tờ tạp chí mỗi tuần và giữ vững thói quen đó. Trong khi đang cải thiện kho từ vựng thì bạn cũng có thể cập nhật lại vốn kiến thức tổng quát của mình, điều này sẽ giúp bạn dần trở thành một người thông thái.
2/ Đọc các tác phẩm văn học kinh điển:
Thử thách bản thân bằng cách đọc càng nhiều sách càng tốt mỗi khi bạn có thời gian rảnh. Và nhớ là đừng dại dột bỏ qua những tác phẩm kinh điển dù nó có là những cuốn tiểu thuyết mới nổi, tiểu thuyết thời xa xưa hoặc thậm chí là cả thơ ca. Các tác phẩm của Herman Melville, William Faulkner và Virginia Woolf đều là những gợi ý rất hay dành cho bạn.
- Bạn có thể thử đọc những thể loại khác như sách kỹ thuật chuyên môn: chúng sẽ nhanh chóng cải thiện không chỉ cách bạn nói mà còn cả trong cách bạn suy nghĩ. Hãy đa dạng các chủ đề trong việc chọn sách để đọc bằng những chủ đề như: triết học, tôn giáo và khoa học.
- Nếu bạn có thói quen đọc báo thì hãy thử chọn những mẩu truyện dài, khó nhằn trong những tờ báo hoặc tạp chí quốc tế và kinh doanh chẳng hạn như tờ The New Yorker, The Economist.
3/ Đọc trên mạng:
Bạn tất nhiên có thể chọn đọc những tạp chí, bài luận, blog với hàng ngàn những chủ đề đa dạng khác nhau trên mạng. Các bài phê bình và blog thời trang cũng là một gợi ý hay đấy!
4/ Tra cứu bất kỳ từ vựng nào bạn không biết:
Mỗi khi gặp phải một từ vựng mới, bạn không nên phớt lờ nó đi. Điều bạn cần làm là đoán nghĩa từ vựng trong phạm vi ngữ cảnh của câu rồi sau đó hãy tiến hành tra cứu từ điển và xác định nghĩa của chúng.
- Bạn hãy cân nhắc đến việc luôn mang theo một quyển sổ tay bên mình để có thể dễ dàng ghi chú những từ vựng mới và kiểm tra lại chúng sau. Nếu bạn nghe hoặc nhìn thấy một từ mà bản thân không biết, hãy chắc chắn là bạn sẽ ghi nhớ và tiến hành tra cứu chúng sau đó.
5/ Đọc từ điển:
Hãy đắm chìm vào nó và đừng bỏ lỡ những đề mục mà bạn cảm thấy không thân thuộc. Điều này đòi hỏi bạn phải sở hữu trong tay một cuốn từ điển chất lượng để đảm bảo rằng bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán mỗi khi ngâm cứu chúng. Bạn có thể thử tìm đến một cuốn từ điển có phần chú thích đủ dài bao gồm cả nguồn gốc và cách sử dụng từ vựng. Những thông tin này sẽ phần nào giúp bạn tận hưởng việc tham khảo từ điển và dễ ghi nhớ từ mới hơn.
6/ Đọc những cuốn từ điển đồng nghĩa:
Hãy ghi nhớ tra cứu những từ vựng mà bạn thường sử dụng để tìm ra được các từ vựng liên quan và từ đó biết được cách vận dụng chúng.
Bước 2: Vận dụng từ vựng mới
1/ Đặt ra mục tiêu:
Nếu bạn thực sự muốn trau dồi kho từ vựng của mình thì đừng quên đặt cho mình một mục tiêu nhất định. Cố gắng ghi nhớ ba từ vựng mới mỗi tuần và tìm cách ứng dụng chúng vào trong việc giao tiếp cũng như viết lách hằng ngày. Nếu bạn nỗ lực cố gắng thì việc học được hàng nghìn từ mới là điều có thể nắm chắc trong tầm tay. Trong trường hợp bạn không thể sử dụng một từ vựng đã học một cách hiệu quả hoặc chính xác thì từ vựng đó hẳn không thuộc về kho kiến thức của bạn.
- Nếu cảm thấy việc ghi nhớ ba từ vựng mỗi tuần là quá dễ dàng thì hãy thử nâng cao độ khó lên bằng cách học thuộc đến mười từ mỗi tuần nhé.
- Tra cứu 20 từ mới mỗi ngày trên từ điển sẽ làm cho việc sử dụng chúng khó nhằn hơn. Hãy trở nên thực tế và chỉ trau dồi những từ mà bạn có thể sử dụng.
2/ Sử dụng flashcards hoặc giấy note xung quanh nhà:
Nếu bạn đang dự định tạo một thói quen học từ mới thì hãy thử một vài kỹ thuật ghi nhớ đơn giản như thể bạn đang ôn tập cho một bài thi. Bạn có thể thử viết nghĩa của một từ bất kỳ mà bạn đang cần học thuộc lên giấy nhớ và dính chúng vào máy pha cà phê để mỗi sáng bạn có thể vừa làm tách cà phê vừa học thuộc được từ mới. Hơn nữa bạn cũng có thể dính một từ vựng mới lên các chậu cây để tận dụng được thời gian tưới cây để học bài. Và cũng đừng quên luôn mang theo các tờ flashcard bên mình để có thể học được mọi lúc mọi nơi ngay cả khi xem TV hay làm những hoạt động khác nhé!
3/ Viết nhiều hơn nữa:
Bắt đầu tập viết nhật ký hoặc blog là một ý rất hay. Vận dụng khả năng viết của bản thân sẽ giúp bạn sở hữu một kho từ vựng phong phú.
- Bạn có thể thử viết vài lá thư kể chuyện một cách chi tiết cho những người bạn cũ. Nếu văn phong của bạn đặc biệt ngắn và trịnh trọng thì hãy thử thay đổi nó bằng cách viết thư hoặc email dài hơn thông lệ. Dành thời gian trau chuốt những lá thư hệt như cách bạn làm với các bài luận của mình cũng như hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trong việc lựa chọn từ vựng.
- Bạn hãy thử suy nghĩ đến việc nhận thêm những công việc đòi hỏi kỹ năng năng viết tại cơ quan. Nếu bạn thuộc dạng hay tránh né soạn thảo lời nhắn hoặc viết email cho các nhóm hay đơn giản là tham gia vào các cuộc thảo luận thì thiết nghĩ bạn nên thay đổi thói xấu đó đi. Ai mà ngờ được nhiều khi bạn còn được trả thêm thù lao trong khi đang cố gắng trau dồi từ vựng cho mình.
4/ Dùng chính xác những tính từ và danh từ:
Những tác giả lỗi lạc vẫn luôn hướng đến sự súc tích và chính xác. Hãy thoát khỏi cuốn từ điển đồng nghĩa và dùng từ vựng thích hợp nhất trong câu của bạn. Đừng sử dụng đến tận ba từ trong khi bạn có thể sử dụng chỉ một. Đây chắc chắn là sự lựa chọn hữu hiệu hơn cho kho từ vựng của bạn vì nó giúp giảm thiểu được triệt để độ dài của một câu.
- Ví dụ, cụm từ ‘dolphins and whales” có thể được thay thế bằng từ “cetaceans”.
- Một từ được cho là hữu dụng khi nó mang nhiều ý gợi tả hơn một từ hay một cụm từ khác. Ví dụ giọng nói của một người có thể được miêu tả là “pleasant”. Nhưng trong trường hợp một người sở hữu giọng nói “very pleasant” thì cụm “very pleasant” đó có thể được thay thế bởi từ “mellifluous”.
5/ Đừng quá phô trương:
Những tác giả thiếu kinh nghiệm thường nghĩ việc sử dụng chức năng từ đồng nghĩa trên Microsoft Word hai lần trong một câu sẽ làm bài viết trở nên hay hơn. Điều này hoàn toàn sai. Dùng những từ vựng “phô trương” chỉ làm cho bài viết của bạn nặng nề hơn. Và tệ hơn nữa nó còn làm giảm độ chính xác của bài viết so với khi sử dụng những từ thông dụng. Sử dụng từ vựng một cách hợp lý là biểu hiện của một người tác giả thực thụ sở hữu kho từ vựng cao cấp.
Bước 3: Xây dựng kho từ vựng
1/ Đăng ký nhận email “Một từ mỗi ngày” từ một trong những trang từ điển online:
Bạn cũng có thể tự tạo cho mình danh sách “Một từ mỗi ngày” nhưng hãy đảm bảo rằng bạn sẽ vào trang web đọc từ vựng đó cũng như đặt mục tiêu ghi nhớ hay sử dụng chúng đâu đó mỗi ngày nhé.
- Bạn có thể tham khảo những trang web như freerice.com nơi giúp bạn xây dựng một kho từ vựng rộng lớn trong khi đang thỏa mãn cơn đói hay làm điều gì đó có ích.
- Có rất nhiều website online chuyên tổng hợp những từ vựng lạ, ít người biết, từ khó hoặc từ cổ. Tận dụng các trang web này để làm giàu vốn từ của mình trong khi chờ xe bus hoặc xếp hàng chờ đến lượt ở ngân hàng quả là một ý không tồi đúng không nào!
2/ Chơi những trò chơi ô chữ:
Các trò chơi ô chữ là một công cụ hữu hiệu giúp bạn nâng cao kiến thức của chính mình vì những người làm ra chúng sẽ thêm vào một loạt những từ vô nghĩa nhằm làm đầy các ô chữ và tạo cảm giác hứng thú cho người chơi. Có rất nhiều loại trò chơi ô chữ khác nhau giúp bạn không chỉ cải thiện vốn kiến thức mà còn nâng cao tư duy phản biện. Bạn có thể tham khảo những trò chơi như Scrabble, Boggle, Cranium,…
3/ Học một chút tiếng Latin:
Mặc dù được xem như một loại ngôn ngữ dần bị lãng quên nhưng học một ít tiếng Latin là cách vô cùng hiệu quả để ghi nhớ nguồn gốc của rất nhiều từ tiếng Anh. Hơn nữa nó còn giúp bạn biết được nghĩa của hằng hà sa số các loại từ vựng khác nhau mà không cần phải lục tung từ điển để tra cứu. Có rất nhiều sách hoặc trang web rất có ích trong việc tự học tiếng Latin mà bạn có thể tham khảo thêm đó.
Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.