Bạn có bao giờ cảm thấy bản thân rất thất vọng bởi những học viên ngồi trong lớp nhưng không
hề rời mắt khỏi điện thoại?
Có lẽ thay vì cảm thấy thất vọng thì bạn nên tận dụng ngay những chiếc điện thoại. Chúng ta
đang sống trong thời đại công nghệ, và thay vì tranh cãi với học sinh để cấm điện thoại trong lớp,
ta có thể làm được nhiều thứ hữu ích hơn bằng cách dẫn hướng công nghệ theo một hướng tích
cực. Có rất nhiều cách dùng công nghệ để hỗ trợ học viên học ngoại ngữ. Dưới đây chỉ là một
vài cách sử dụng công nghệ trong lớp học của bạn để giúp các học viên cải thiện việc học ngoại
ngữ.
BIẾN ĐIỆN THOẠI TRỞ THÀNH NGƯỜI BẠN THÂN CỦA MÌNH
1. TỪ ĐIỂN BỎ TÚI

Cho học viên xuất sắc hay những người mới bắt đầu học tiếng Anh thì ai cũng có trong tay một cuốn từ điển hình ảnh tiện lợi. Bất kỳ chiếc điện thoại thông minh nào cũng có thể dùng như một cuốn từ điển hình ảnh thay thế tạm thời mà không cần đến một ứng dụng đặc biệt nào. Với mỗi từ vựng mới, học viên chỉ cần tra cứu trên điện thoại và lập tức sẽ nhận được một loạt hình ảnh đủ để suy ra nghĩa của từ đó là gì. Nếu bạn thích, bạn có thể tự mình tìm kiếm hình ảnh và dùng những hình ảnh bạn tìm được khi giới thiệu từ mới cho học viên của mình.
2. NỘI DUNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Nếu bạn đang dạy một môn học cụ thể nào đó, bạn có lẽ sẽ thấy rằng học viên của mình gặp khó
khăn khi phải tự mình tiếp thu một bài giảng. Bạn có thể đưa công nghệ vào lớp học của mình
như phương tiện để giúp các học viên hiểu rõ và tiếp thu nội dung cơ bản trong bài giảng khi vấp
phải rào cản ngôn ngữ. Hãy tìm kiếm những video liên quan đến chủ đề bài học và phát các đoạn
trích cho học viên. Những trích đoạn này không chỉ mang đến một phương pháp khác biệt giúp
bạn truyền tải cùng một nội dung cho học viên, mà bạn còn có thể biến chúng thành hoạt động
nghe hiểu, và có học sinh nào mà lại không thích xem video trong lớp học?
3. CHUẨN BỊ, SẴN SÀNG, HÀNH ĐỘNG

Hầu như mọi chiếc điện thoại di động hay máy tính bảng đều có khả năng quay phim. Bạn có thể
tận dụng khả năng này để giúp tiết mục diễn kịch với kịch bản do học viên tự soạn trở nên vui
nhộn hơn, bạn cũng có thể dùng công cụ này để giúp cải thiện khả năng phát âm của họ vào
những buổi học thông thường. Nhiều học viên ESL không phải lúc nào cũng tự nhận thức được
khả năng phát âm của mình. Dù là người bản xứ hay người học tiếng Anh như một ngoại ngữ,
não bộ đều sẽ ghi nhận âm thanh mà chúng ta tự tạo ra theo cách mà chúng ta muốn mình tạo ra
âm thanh đó.
HOẶC…
Khi luyện phát âm, hãy đi quanh phòng và ghi hình học viên của mình trong lúc họ nói chuyện bằng điện thoại hoặc máy tính bảng của chính họ. Sau khi học viên thực hành xong, hãy yêu cầu họ tua lại, xem đoạn video và tập trung lắng nghe phát âm của mình. Họ có lẽ sẽ thấy ngạc nhiên khi nghe những gì họ thật sự đang nói và những khoảnh khắc họ dùng ngôn ngữ hình thể khác thường. Sau đó, học viên có thể dùng thông tin vừa thu được để cải thiện khả năng nói tiếng Anh của họ. Nếu bạn không có thời gian ghi hình lại tất cả học viên, hãy để họ tự ghi lại chính mình bằng cách dùng camera trước trên điện thoại. Bạn cũng có thể yêu cầu học viên làm việc theo cặp để ghi hình và sau đó phân tích phát âm trong các đoạn phim này.
4. TÌM NGƯỜI TRÒ CHUYỆN NGOẠI NGỮ TỪ KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI

Nếu bạn dạy tiếng Anh ở nước ngoài, có lẽ sẽ khó tìm được người cho học viên của bạn trò
chuyện. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề khi bạn dùng Skype hay Facetime để kết nối với
những người nói tiếng Anh trên toàn cầu. Nếu bạn đang tìm người cho học viên của mình trò
chuyện và quanh bạn không có ai sẵn lòng tham gia vào lớp học, hãy khai thác những mối quan
hệ ở quê nhà. Hãy tìm một giáo viên sẵn sàng dành ít thời gian ngoài giờ đứng lớp mỗi tuần để
nói chuyện qua Internet. Với một cộng sự từ xa như vậy, học viên có thể chia sẻ những gì họ
đang học, nói về những gì họ làm ngoài lớp học, hoặc cùng làm việc khi có bài tập. Cả hai lớp
học đều sẽ được hưởng lợi khi xét cả trên khía cạnh học thuật lẫn cá nhân
5. GÓC TỰ HỌC

Góc tự học rất hữu ích cho học viên ESL, nhưng thường phải có thời gian để chuẩn bị. Nếu
muốn “đốt cháy giai đoạn”, bạn có thể đặt một máy tính bảng được cài đặt sẵn một vài ứng dụng
phù hợp với trình độ học viên tại góc tự học trong lớp. Bạn có thể tìm được ứng dụng phục vụ
cho hầu như mọi chủ đề bằng tiếng Anh – phát triển từ vựng, khả năng đọc hiểu, cách phát âm –
bất kì chủ đề nào bạn có thể nghĩ ra. Ngay cả khi bạn không có sẵn thiết bị công nghệ, bạn vẫn
có thể tạo ra một góc tự học hữu dụng cho lớp học. Hãy in ra một danh sách ứng dụng miễn phí
mà học viên của bạn có thể tải về và sử dụng trên điện thoại thông minh hoặc các thiết bị khác.
Nhờ đó, học viên không những có thể học một cách độc lập trong lớp mà còn có sẵn ứng dụng để
dùng ngay cả khi đã về nhà.
6. TRUYỀN CẢM HỨNG

Khi bạn tìm chủ đề viết và nói cho học viên, hãy để họ tự tìm cảm hứng của riêng mình trên
Instagram. Với một chiếc di động thông thường, học viên có thể tiếp cận với hình ảnh từ khắp
nơi trên thế giới – những địa điểm và con người thú vị sẽ khơi nguồn cảm hứng cho học viên.
Hãy yêu cầu học viên làm việc theo cặp và thảo luận về một bức ảnh. Họ có thể xem lại các thì
của động từ, luyện tập cách dùng từ vựng, hoặc miêu tả con người hay những nơi họ thấy. Nếu “tai nghe” thực sự không bằng “mắt thấy”, học viên sẽ không bao giờ thiếu chủ để để nói hay
viết.
7. NGUỒN TÀI LIỆU CHO CÁC GIÁO VIÊN BẬN RỘN

Đừng quên một trong những cách dễ nhất để giúp học viên ứng dụng công nghệ vào học tập:
Trang web Busy Teacher. Chỉ với một bước tìm kiếm đơn giản, chúng ta có hàng ngàn bản in,
giáo án, và bảng tính. Đối với phần lớn trong số đó, tất cả những gì bạn cần làm là in ra và mang
theo đến lớp học. Một thứ mà giáo viên không bao giờ có đủ đó là thời gian, và trang web Busy
Teacher là trợ thủ giúp bạn chuẩn bị giáo án một cách dễ dàng và chia sẻ những ý tưởng tuyệt
vời mà giáo viên khác đã sử dụng và thấy hiệu quả.
Bài viết liên quan