Tôi thực sự đánh giá cao những giáo viên có tâm với nghề. Những người luôn muốn truyền cảm hứng cho người khác. Người giáo viên luôn vẻ với công việc giảng dạy của mình. Người giáo viên mà mỗi học sinh đều muốn học. Người giáo viên mà sẽ ghi sâu vào trí nhớ của học sinh cho đến khi chúng trưởng thành. Bạn có phải là một giáo viên như vậy không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 11 thói quen của một người giáo viên như vậy nhé!
1. Yêu thích việc giảng dạy
Gỉang dạy là công việc cao quý (đôi khi cũng khá mệt mỏi). Bạn chỉ nên trở thành một giáo viên nếu bạn yêu trẻ em và tận sâu đáy lòng bạn muốn quan tâm chúng. Bạn không thể yêu cầu học sinh mình vui vẻ nếu như bạn không vui vẻ khi dạy chúng. Nếu như bạn chỉ đơn thuần là đọc những yêu cầu hay hướng dẫn từ sách giáo khoa. Thì đó không phải là giảng dạy. Thay vào đó, hãy khiến bài học của bạn trực quan và có tương tác với học sinh. Hãy để đam mê của bạn tỏa sáng qua mỗi bài học và mỗi ngày. Tận hưởng từng khoảnh khắc với công việc giảng dạy của mình.
2. Tạo sự khác biệt
Có một câu nói: ”Năng lực vĩ đại đi cùng với trách nhiệm vĩ đại. Là một giáo viên, bạn phải luôn ý thức được trách nhiệm của mình. Một trong những mục tiêu cuộc sống của bạn đó là tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống. Nhưng bằng cách nào?
Luôn cho học sinh cảm giác chúng đặc biệt và đáng tin. Hãy ảnh hưởng chúng theo cách tích cực. Tại sao ư?
Vì bạn không thể biết học sinh của mình đã trải qua những gì trước khi bước vào lớp học. Và bạn cũng không thể biết cảm xúc của chúng khi rời trường về nhà. Vì vậy, nếu học sinh không có được sự đồng thuận và ủng hộ từ gia đình. Ít nhất bạn có thể là nguồn động viên cho học sinh của mình.
3. Lan tỏa năng lượng tích cực
Hãy mang tới năng lượng tích cực cho học sinh của bạn mỗi ngày. Bạn có một nụ cười rạng rỡ thì đừng quên hãy lan tỏa nó mỗi ngày. Tôi biết rằng, đôi lúc bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng khi bước vào lớp học, hãy để những nỗi lo ấy ở phía sau cánh cửa. Học sinh của bạn xứng đáng nhận được nhiều hơn từ bạn thay vì là những bực dọc. Dù bạn có đang khó chịu thế nào, mất ngủ ra sao thì cũng không bao giờ thể hiện điều đó với học sinh của mình.
Có những ngày bạn gặp phải những điều tồi tệ, hãy luôn thể hiện một khuôn mặt vui vẻ. Cho học sinh cảm giác bạn là một siêu anh hùng. Hãy trở thành một người vui vẻ, tích cực và nụ cười luôn trên môi. Hãy luôn nhớ rằng, năng lượng tích cực sẽ lan tỏa và bạn cần lan tỏa nó đến học sinh của mình. Đừng để những năng lượng tiêu cực của người khác kéo tinh thần bạn xuống.
4. Làm thân với học sinh của mình
Đây là một phần khá thú vị và quan trọng nếu bạn muốn trở thành một giáo viên thành công. Hãy tìm hiểu về sở thích của học sinh để có thể dễ dàng kết nối với chúng. Và đừng quên nói với học sinh về bản thân bạn. Cũng đừng quên tìm hiểu về cách học của mỗi học sinh để có thể áp dụng linh hoạt. Hơn nữa, giáo viên cũng nên kết nối với phụ huynh học sinh.
Không nên xem việc trao đổi với phụ huynh là nghĩa vụ mà xem nó như là một niềm vinh hạnh của bạn. Vào đầu năm học, hãy cho phụ huynh biết rằng bạn sẵn sàng gặp họ bất cứ khi nào cần thiết. Thêm vào đó, giáo viên cũng nên tìm hiểu về những đồng nghiệp của mình. Bạn sẽ vui vẻ hơn khi tìm thấy sự ủng hộ nhiệt tình từ trong và ngoài trường học.
5. Cho đi 100%
Dù bạn đang dạy một bài học, viết một bản báo cáo hay đề nghị giúp đỡ một đồng nghiệp – hãy cho đi 100%. Hãy làm công việc của mình vì mình yêu thích việc giảng dạy chứ không phải do ép buộc. Làm nó vì chính sự phát triển của bản thân bạn. Làm nó để truyền cảm hứng cho người khác. Và hơn hết học sinh sẽ học được tất cả những gì mà bạn dạy. Hãy cống hiến 100% vào trường hoc, gia đình, học sinh, chính bạn và những thứ đặt niềm tin vào bạn. Đừng bao giờ bỏ cuộc, hãy cố hết sức có thể – đây là tất cả bạn có thể làm. (Đây cũng là điều mà tôi hay nói với học sinh của mình)
6. Làm việc có tổ chức
Không bao giờ chậm trễ cho việc chấm điểm và đánh giá hồ sơ học sinh. Cố gắng hết sức để giải quyết mọi công việc sớm nhất và không để tồn đọng quá nhiều. Điều này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong hiện tại cũng như tương lai. Lên kế hoạch cho tương lai và làm việc có tổ chức cũng là một kỹ năng khá quan trọng. Xác suất cho việc lên bài giảng hiệu quả ở những phút chót thực sự quá nhỏ. Cuối cùng, hãy luôn có một cuốn sổ để ghi lại những ý kiến ngay khi bạn được truyền cảm hứng hoặc nảy ra ý tưởng. Và sau đó hãy lên kế hoạch để biến ý tưởng đó thành sự thật.
Lược dịch từ edutopia.com
Tham khảo khóa học nâng cao kỹ năng giảng dạy. Thông tin chi tiết tại đây.